Danh mục tài liệu

Giáo dục âm nhạc truyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 635.14 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giáo dục âm nhạc truyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa" thực hiện những nhiệm vụ sau: (1) Làm rõ các khái niệm có liên quan; (2) Nêu và mô tả mô hình cấu trúc âm nhạc truyền thống Việt Nam; (3) Nêu tình hình thực trạng giáo dục âm nhạc truyền thống Việt Nam hiện nay; (4) Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục âm nhạc truyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA ThS. NCS. Nguyễn Huỳnh Thy Phương138 Tóm tắt Toàn cầu hóa được ví như là “chất dung môi” có khả năng hòa tan mọi nền văn hóa. Từsau Đổi Mới, Việt Nam bước vào tiến trình hội nhập toàn diện với quốc tế, điều này mở racon đường trình hiện văn hóa quốc gia ra thế giới, song cũng đối mặt với nguy cơ đánh mấtbản sắc văn hóa dân tộc. Đứng trước thực trạng này, việc giáo dục âm nhạc truyền thống ViệtNam là một hành động cấp thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa, tuy nhiên, cũng là một hành độngđầy khó khăn thử thách trước sự tiến nhập của nhiều thể loại âm nhạc đại chúng từ nhiều quốcgia khác ồ ạt tràn vào Việt Nam. Bài viết này thực hiện những nhiệm vụ sau: 1) Làm rõ cáckhái niệm có liên quan; 2) Nêu và mô tả mô hình cấu trúc âm nhạc truyền thống Việt Nam;3) Nêu tình hình thực trạng giáo dục âm nhạc truyền thống Việt Nam hiện nay; 4) Đánh giáthực trạng và đề xuất một số giải pháp cụ thể. Từ khóa: Giáo dục, âm nhạc truyền thống Việt Nam, toàn cầu hóa, địa phương hóa. Globalization is compared with a solvent capable of dissolving all cultures. Since DoiMoi, Vietnam has entered the process of comprehensive international integration, whichopens up the way to present national culture to the world, but also faces the risk of losingnational cultural identity. Faced with this situation, educating traditional Vietnamese musicis an urgent action to preserve cultural identity, however, it is also a challenging action withthe entry of many popular music genres from many other countries flooding into Vietnam.This article performs the following tasks: 1) Bring out the meaning of relevant concepts; 2)State and describe the structural model of Vietnamese traditional music; 3) Describe thecurrent situation of traditional music education in Vietnam; 4) Appreciate the current situationand propose specific solutions. Keywords: Education, Vietnamese traditional music, globalization, localization. 1. Dẫn nhập Từ sau khi thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam gia nhập Liênhiệp quốc vào ngày 20/9/1977, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi “chiến tranh lạnh” trên thế giớivà cơ chế kinh tế bao cấp khiến cho các chính sách ngoại giao với quốc tế của Việt Nam gặpnhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cuộc chiến tranh biên giới xảy ra gián đoạn tình hữu nghịgiữa Việt Nam với những nước láng giềng, như chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchiatừ năm 1975 đến 1978, đỉnh điểm là giai đoạn 1977 - 1978 và 1978 – 1979; chiến tranh biêngiới Việt - Trung vào năm 1979 và năm 1984 làm căng thẳng mối quan hệ giao lưu hợp tácgiữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1979 kéo dài đến năm 1991.138 NCS. Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 343 Năm 1986 Đảng và nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Việt Nam từng bước tiến hành hợp tác với các nướctrong khu vực, trong châu lục và thế giới. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này (bên cạnh sáuquốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei), là bước đầu tiêngiúp Việt Nam thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và các nước Đông Nam Á hảiđảo, sau đó là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Tiếp theo, ngày 15/11/1998, Việt Nam chínhthức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),giúp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Á. Không dừng lại ở đó, ngày11/01/2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sự kiện này giúp ViệtNam mở rộng thị trường thương mại, dịch vụ, hàng hóa hầu hết các quốc gia trên thế giới.Việt Nam cũng liên tiếp thực hiện đàm phán và ký kết gia nhập nhiều điều ước quốc tế songphương, đa phương trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, văn hóa, giáo dục, tài chính, y tế,xã hội, môi trường, giao thông - vận tải, v.v. với Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và Liênminh châu Âu. Về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, quá trình hội nhập quốc tế thúc đẩy nhiều loại hình nghệthuật đại chúng, trong đó có nhiều thể loại âm nhạc mới tiến nhập vào Việt Nam thu hút ngàycàng nhiều sự quan tâm của giới trẻ, điều này khiến âm nhạc truyền thống Việt Nam có nguycơ bị mai một nếu không có giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả. Trước tình hình này,Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghịTrung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc khẳng định: “Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ thế giớicùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệcủa loài người, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc vănhoá dân tộc”. Nghị quyết thể hiện nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ViệtNam về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ngày càng tiến sâu vào sân chơi toàn cầuhóa, đó là thách thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, việc giáo dục âm nhạctruyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa đóng vai trò quan trọng cho việc lưu giữnhững giá trị truyền thống quý báu của dân tộc trước những biến đổi của xã hội hiện đại. 2. Những khái niệm liên quan Giáo dục là từ Hán - Việt được ghép nghĩa từ hai chữ “giáo” và “dục”, chữ “giáo” (教)trong tiếng Hán nghĩa là dạy dỗ, truyền thụ; chữ “dục” (育) trong tiếng Hán nghĩa là sinh sản,nuôi cho khôn lớn. “Giáo dục” (教育) là quá trình vun trồng nhân tài, nhằm thực hiện sựnghiệp xây dựng quốc gia, phát triển xã hội. Trong tiếng Anh, danh từ “edu ...

Tài liệu có liên quan: