Danh mục tài liệu

Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.02 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục Phật giáo có những đóng góp tích cực đối với xã hội trên nền tảng nguồn lực con người. Thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Trong bối cảnh đó, giáo dục Phật giáo đã và đang góp phần giải quyết khá thấu đáo một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 70 ĐOÀN MINH HUẤN * NGUYỄN QUỲNH TRÂM ** GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Tóm tắt: Giáo dục Phật giáo có những đóng góp tích cực đối với xã hội trên nền tảng nguồn lực con người . Thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Trong bối cảnh đó, giáo dục Phật giáo đã và đang góp phần giải quyết khá thấu đáo một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững. Một mặt , triết lý giáo dục Phật giáo có ý nghĩa nhất định trong phát triển bền vững xã hội. Mặt khác, tự bản thân giáo dục Phật giáo cũng có những yếu tố của bền vững và có sự điều chỉnh hướng tới phát triển bền vững đáp ứng vai trò của mình đối với yêu cầu xã hội đang đặt ra. Từ khóa: Bền vững, giáo dục, kinh tế, phát triển, Phật giáo, xã hội, môi trường. 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn t hế giới với nội dung khá đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế, mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác đ ộng đến môi trường sinh thái ”1. Khái niệm này phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo của Ủy ban Brundtland. Báo cáo ghi rõ, phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai 2. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ. Để đạt được điều này, các nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội ,... phải bắt tay nhau th ực hiện nhằm dung hòa ba lĩnh vực chính là kinh tế, xã hội và môi trường. * PGS,TS., Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội. ThS., Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội. ** Đoàn Minh Huấn , Nguyễn Quỳnh Trâm. Giáo dục Phật giáo ... 71 Các tôn giáo luôn muốn truyền bá sâu rộng giáo lý của mình. V iệc truyền giáo có thể được coi như một cách giáo dục mà nội dung là tư tưởng của tôn giáo đó. T ruyền giáo để mọi người tin theo, trở thành tín đồ; khi là tín đồ thì tiếp tục giáo dục để thấm nhuần sâu sắc hơn triết lý của tôn giáo mình. Các tôn giáo có những hình thức truyền giáo/ giáo dục riêng . Khác với cá ch giáo dục mang tính áp đặt và bắt buộc của hầu hết các tôn giáo độc thần, Phật giáo lấy việc giảng giải điều hay, lẽ phải để tín đồ tự lựa chọn và biến thành hành động sao cho hợp tình, hợp lý. Hình thức giáo dục đó đặt trọng tâm vào quá trình tự tu tâm, dưỡng tính. Đó là nền giáo dục thiên về thể nghiệm thực tiễn, chuyển nội dung giáo lý thành hành độn g cụ thể và hiện thực. Giáo dục Phật giáo giúp con người hoàn thiện nhân cách, làm chủ bản thân, tự thấu triệt hạnh phúc và khổ đau. 2. Mối liên hệ giữa gi áo dục Phật giáo với phát triển bền vững 2.1. Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững trên lĩnh vực kinh tế Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát tr iển của thế giới hiện đại. Hiện nay, nhiều nhà kinh tế lấy tiêu chuẩn tăng trưởng kinh tế ngắn hạ n để đánh giá sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia, mà quên hệ lụy từ việc tăng trưởng kinh tế không g ắn với phát triển bền vững. Giáo dục Phật giáo đã tái tạo một n ền kinh tế bền vững ở hai phương ện: ứng xử với nguồn lực tự nhiên và ứng xử với nguồn lực con người. di Nền kinh tế ở đây với chủ thể là con người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững kinh tế chính là giáo dục Phật giáo với những con người làm kinh tế. Theo triết lý của nhà Phật, các hoạt động kinh doanh phải luôn chú trọng bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiê n và môi trường sinh thái. Người làm kinh tế nếu thấm nhuần tư tưởng này sẽ hòa hợp giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ nguồn lực tự nhiên cho các thế hệ tương lai, tức là tiến dần đến s ự phát triển bền vững. Lòng từ bi của Phật giáo được vận dụng trong kinh doanh là một động lực để phát triển kinh tế. Người chủ doanh nghiệp luôn có ý thức chăm lo đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện bản thân , xử sự thân tình với họ xuất phát từ tình thương yêu như Đức Phật từng chỉ dạy sẽ tạo cơ sở cho doanh nghiệp nói 72 Nghiên cứu Tôn g iáo. Số 9 - 2014 riêng, nền kinh tế nói chung tiến đến sự ổn định và phát triển bền vững. Thuyết nhân quả Phật giáo có tác động tích cực đến ý thức và hành động của con người, góp phần hạn chế những toan tính và hành vi vô nhân đạo rất dễ nảy sinh trong cơ chế thị trường trên lĩnh vực kinh tế. Giáo dục Phật giáo cũng góp phần hình thành đạo đức kinh doanh, được hiể u là doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột lao động . Việc hội tụ tinh hoa truyền thống văn hóa Việt Nam với những điểm đặc sắc trong nội dung gi áo dục Phật giáo giúp cho nhà kinh doanh biết mình cần phải có thái độ hành xử như thế nào cho hợp với quy luật phát triển mà vẫn có sự gìn giữ cho tư ơng lai. Thái độ hành xử ấy là động lực góp phần p ...