Danh mục tài liệu

Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Số trang: 44      Loại file: docx      Dung lượng: 278.15 KB      Lượt xem: 135      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Bảo hộ lao động; Kỹ thuật an toàn; Vệ sinh công nghiệp; Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị nạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 765 / QĐ-CĐCG ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Trường Cao Đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Hằng ngày mỗi chúng ta lao động sản xuất nên phải tiếp xúc thường xuyên với các mối nguy, rủi ro. Để phục vụ cho học viên học nghề hàn những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và kỹ năng nhận dạng các mối nguy hại và đánh giá rủi ro. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bốn chương Chương 1: Bảo hộ lao động Chương 2: Kỹ thuật an toàn Chương 3: Vệ sinh công nghiệp Chương 4: Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị nạn Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình trường Cao đẳng Cơ giới, sắp xếp logic từ nhận dạng các mối nguy, đến cách phân tích các rủi ro, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sơ, cấp cứu. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình đào tạo trường cao đẳng Cơ giới. Sau mỗi bài học đều có các bài tập đi kèm để sinh viên có thể nâng cao tính thực hành của môn học. Do đó, người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng các nội dung trong chương trình. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày..25..tháng 11 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Đình Kiên Chủ biên 2. ………….............. 3 MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã môn học: MH 12 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học có thể được bố trí giảng dạy song song với các môn học sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. - Nhận biết những rủi ro, sự cố và biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Trung cấp nghề Hàn. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: A1. Nhận diện những mối nguy, rủi ro trong quá trình làm việc. A2. Giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. A3. Trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. A4. Trình bày được mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động. Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong gia công cơ khí, an toàn điện, thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy nổ A5. Hiểu biết những quy trình tiêu chuẩn, thông tư nghị định về an toàn lao động. - Về kỹ năng: B1. Phương pháp sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động và nạn nhân bị điện giật. B2. Tuân thủ an toàn lao động khi làm việc trên cao, điện, vận hành thiết bị nghiêm ngặt... 4 B3. Xác định đúng các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với người lao động; các biện pháp tổ chức bảo hộ lao động B4. Biết sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động. B5. Nhận diện những mối nguy rủi ro trong quá trình làm việc. B6. Cảnh báo khu vực đang làm việc bằng biển báo, cảnh báo. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, an toàn vệ sinh môi trường làm việc. C2. Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về ATVSMT. C3. Ý thức tiết kiệm, kỹ luật. C4. Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm. 1. Chương trình khung nghề công nghệ hàn MÃ MH, Thời gian đào tạo (giờ) Tên môn MĐ học, mô Trong đó đun Tín chỉ Tổng số Thực Lý thuyết Kiểm tra hành I Các môn   12 255 94 148 13 học  chung MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục  thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục  quốc  phòng ­  An ninh 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: