Danh mục tài liệu

Giáo trình Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ thường (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.16 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ thường (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Sinh lý chuyển dạ, cơ chế đẻ trong ngôi chỏm, thăm khám xác định chuyển dạ, theo dõi chuyển dạ, đỡ đẻ an toàn, sử dụng thuốc an toàn trong cuộc đẻ, phòng chống nhiễm khuẩn hậu sản, giúp hình thành các năng lực của người đỡ đẻ có kỹ năng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ thường (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 24 CHĂM SÓC BÀ MẸ CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG NGÀNH/NGHỀ: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HỆ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG(Ban hành kèm theo quyết định số 549 /QĐ-CĐYT-ĐT ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá) Tháng 8, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếulành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cánbộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã vàđang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinhviên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập chohọc sinh/sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạntập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ thường” được các giảng viênBộ môn Sản biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng hộ sinh - Liên thông, dựa trênchương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao độngthương binh xã hội. Vì vậy môn học “Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ thường” cung cấp chongười học những kiến thức cơ bản về sinh lý chuyển dạ, cơ chế đẻ trong ngôichỏm, thăm khám xác định chuyển dạ, theo dõi chuyển dạ, đỡ đẻ an toàn, sửdụng thuốc an toàn trong cuộc đẻ, phòng chống nhiễm khuẩn hậu sản, giúphình thành các năng lực của người đỡ đẻ có kỹ năng. Môn học “Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ thường” giúp học viên sau khi ratrường có thể vận dụng tốt các kiến thức về chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻthường đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏinhững thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựngcủa các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh/sinh viên, những ngườisử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoànthiện hơn./. Tham gia biên soạn Thanh hóa, tháng 8 năm 20211.TTƯTBsCK2: Nguyễn Thị Dung Chủ biên2. Ths.Bs: Nguyễn Thị Kim Liên3. Ths.Bs: Lê Đình Hồng4. Ths.Bs: Lê Đức Quỳnh Thạc sỹ, Bác sỹ: Mai Văn Bảy5. Bác sỹ: Đinh Thị Thu Hằng6. CNCKI: Trịnh Thị Oanh7. CN: Ngô Thị Hạnh MỤC LỤCSố Tên các bài tchương, mục TrangTT1 Sinh lý chuyển dạ 12 Cơ chế đẻ ngôi chỏm 173 Chuẩn bị cho một cuộc đẻ thường 264 Vô khuẩn trong sản khoa 305 Các thuốc dùng trong chuyển dạ 386 Theo dõi và chăm sóc sản phụ chuyển dạ 467 Đỡ đẻ ngôi chỏm 728 Xử trí tích cực giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ 819 Đỡ đẻ ngoài cơ sở y tế 91 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: CHĂM SÓC BÀ MẸ CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNGMã môn học: MH 24Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ: (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 15 giờ; Kiểmtra: 01 giờ).I. Vị trí, tính chất môn học- Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, được sắp xếp học saumôn Cấp cứu sản khoa”.- Tính chất môn học: Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về sinhlý chuyển dạ, cơ chế đẻ trong ngôi chỏm, thăm khám xác định chuyển dạ, theo dõi chuyểndạ, đỡ đẻ an toàn, sử dụng thuốc an toàn trong cuộc đẻ, phòng chống nhiễm khuẩn hậusản, giúp hình thành các năng lực của người đỡ đẻ có kỹ năng.II. Mục tiêu môn học1. Kiến thức:- Trình bày được kiến thức cơ bản về: Cơ chế chuyển dạ, sinh lý chuyển dạ, các dấu dấuhiệu chuyển dạ thực sự, các giai đoạn của cuộc chuyển dạ.- Trình bày được kiến thức cơ bản về: Theo dõi và chăm sóc sản phụ chuyển dạ đẻ thường,các bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và sơ sinh trong và ngay sau đẻ.- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, cách sử dụng một số thuốc trong cuộc chuyểndạ đẻ.2. Kỹ năng:- Vận dụng được những kiến thức đã học trong chẩn đoán chuyển dạ, theo dõi, chăm sócchăm sóc thiết yếu bà mẹ và sơ sinh trong và ngay sau đẻ; Sử dụng thuốc an toàn.- Thực hiện được một số qui trình kỹ thuật theo đúng bảng trình tự trên mô hình: Đỡ đẻngôi chỏm, xử trí tích cực giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, kiểm tra rau, kiểm soát tử cung,bóc rau nhân tạo, cắt khâu tầng sinh môn.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:- Rèn luyện đạo đức, tác phong người hộ sinh: Nhanh nhẹn, cẩn thận, khẩn trương, nhẹnhàng, ân cần trong chăm sóc sản phụ chuyển dạ đẻ thường.- Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Nghiêm túc, tự giác, tích cực, sáng tạo, tự chủ vàchịu trách nhiệm trong quá trình học tập, rèn luyện. Giúp hình thành các năng lực củangười đỡ đẻ có kỹ năng.- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trường trong quá trình học tập và rènluyện. Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa.III. Nội dung môn học BÀI 1 SINH LÝ CHUYỂN DẠ (Thời gian: 02 giờ)GIỚI THIỆU Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai đượcđưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.- Đẻ đủ tháng là một cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra từ tuần lễ 38 đến cuối tuần lễ 41(trung bình 4 ...