Chương 1. Chất kết tinh với bản chất dị hướng, mặt tinh thể Trịnh Hân Ngụy Tuyết Nhung
Cơ sở hóa học tinh thể NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 8 – 21. Từ khoá: Kết tinh, dị hướng, bản chất dị hướng, mặt tinh thể. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
giáo trình cơ sơ hóa tinh thể phần 1
Chương 1. Chất kết tinh với bản chất dị hướng,
mặt tinh thể
Trịnh Hân
Ngụy Tuyết Nhung
Cơ sở hóa học tinh thể
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006.
Tr 8 – 21.
Từ khoá: Kết tinh, dị hướng, bản chất dị hướng, mặt tinh thể.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.
Mục lục
Chương 1 CHẤT KẾT TINH VỚI BẢN CHẤT DỊ HƯỚNG, MẶT TINH THỂ............2
1.1 DỊ HƯỚNG ............................................................................................................2
1.1.1. Các trạng thái hình học của vật rắn ..................................................................2
1.1.2. Định nghĩa.......................................................................................................2
1.1.3. Trạng thái kết tinh ...........................................................................................4
1.1.4. Tính dị hướng của trạng thái kết tinh ...............................................................5
1.1.5. Khái niệm mạng không gian và dị hướng.........................................................6
1.2 MẶT TINH THỂ ....................................................................................................7
1.2.1 Nguyên lí Bravais về mặt tinh thể ....................................................................7
1.2.2 Kí hiệu mặt (mặt mạng) của tinh thể ................................................................9
1.2.3 Định luật Haỹy ..............................................................................................10
1.2.4 Chỉ số thứ tư trong hệ sáu phương .................................................................11
1.2.5 Định luật các đới (định luật Veis). Phương pháp phát triển đới ......................12
1.2.6 Xác định kí hiệu mặt nhờ biểu đồ chuẩn ........................................................14
2
Chương 1
CHẤT KẾT TINH VỚI BẢN CHẤT DỊ HƯỚNG,
MẶT TINH THỂ
Khác với chất khí và chất lỏng, chất rắn đa dạng hơn. Những phân tử cùng thành phần và
hình dạng có thể sắp đặt trong tinh thể bằng những cách khác nhau. Đặc điểm hoá lí của vật
chất thay đổ i tuỳ thuộc cách thức sắp đặt này. Như vậy, những chất cùng thành phần hoá học
có thể có những lí tính khác nhau. Sự đa dạng ấy không đặc trưng cho thể lỏng và không thể
có trong thể khí.
Trạng thái rắn đa dạng, còn riêng từng chất kết tinh có thể có những cá thể không giố ng
nhau; nhưng một chất lỏng không thể cho những giọt khác nhau. Lấy muố i ăn làm thí dụ: mỗ i
tinh thể NaCl có một diện mạo riêng, chúng có thể lớn hoặc bé, dạng lập phương hay khố i
chữ nhật v.v. Dưới kính hiển vi, một lát mỏng kim loại có thể cho thấy từng tinh thể vớ i
những nét hình thái phân biệt. Nếu cần có thể tách riêng một cá thể dạng đa diện, được gọ i là
tinh thể đơn. Dưới danh từ “tinh thể” nhiều khi có thể hiểu như một tinh thể đơn, hoặc khái
quát hơn, như một vật kết tinh. Trong rất nhiều trường hợp, vật rắn bộc lộ dưới dạng tập hợp
tinh thể. Chẳng hạn, đá hay kim loại bao gồm các hạt không có hình dạng nhất định, trong
điều kiện chất nóng chảy nguội nhanh, sự kết tinh bắt đầu cùng lúc trên mọ i điểm của nó.
Nhiều tinh thể cùng phát triển trong một không gian hạn hẹp riêng, chúng cản trở nhau, không
hạt nào đủ chỗ để tự thể hiện, để tạo thành đa diện riêng.
Chương này dành cho dị hướng, một thuộc tính của vật rắn.
1.1 DỊ HƯỚNG
Khi nói về dị hướng hoặc đẳng hướng của một tinh thể hãy gắn với tính chất cụ thể của
nó. Đẳng hướng đố i với tính chất này, nó có thể dị hướng trong tính chất khác. Trước hết, hãy
làm rõ bản chất của tinh thể với tư cách là một trong ba dạng tồn tại của vật rắn.
1.1.1. Các trạng thái hình học của vật rắn
Về mặt hình học, vật rắn có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái sau: vô định hình, tinh
thể lỏng và kết tinh. Đối tượng nghiên cứu của tinh thể học hay hoá học tinh thể nói riêng
chính là chất kết tinh. Trước hết hãy làm rõ một số khái niệm.
1.1.2. Định nghĩa
Ngoài các tính chất gọi là vô hướng mà sự biểu hiện không phụ thuộc vào hướng khảo sát
(ví dụ: t ỉ trọng), vật rắn có nhiều tính chất gọi là có hướng. Khi khảo sát tính chất loại này,
thường phải chỉ định hướng khảo sát: ứng với mỗ i hướng, tính chất bộc lộ một cách riêng, có
một số đo riêng, khi đổ i hướng khảo sát thì tính chất thay đổi theo. Từ một điểm tưởng tượng
trong lòng vật rắn, hãy đo độ lớn của một tính ...
giáo trình cơ sơ hóa tinh thể phần 1
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 639.92 KB
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngành hóa dầu khí địa từ hóa chất công nghiệp hóa chất hóa tinh thể cấu trúc háo họcTài liệu có liên quan:
-
Hóa kĩ thuật - Phùng Tiến Đạt, Trần Thị Bính
496 trang 40 2 0 -
ĐỀ TÀI XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT MUỘI
19 trang 40 0 0 -
ĐỀ TÀI XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT MUỘI
19 trang 39 0 0 -
giáo trình cơ sơ hóa tinh thể phần 4
74 trang 37 0 0 -
giáo trình cơ sơ hóa tinh thể phần 6
99 trang 36 0 0 -
giáo trình cơ sơ hóa tinh thể phần 5
50 trang 34 0 0 -
Công nghệ Axit sunfuric (Đỗ Bình)
41 trang 33 0 0 -
thiết kế và chế tạo mô hình điều khiển máy trộn, chương 4
6 trang 33 0 0 -
38 trang 32 0 0
-
Vật liệu vô cơ lý thuyết phần 8
10 trang 32 0 0