
GIÁO TRÌNH DẦU MỎ VÀ KHÍ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH DẦU MỎ VÀ KHÍ GIÁO TRÌNHDẦU MỎ VÀ KHÍ Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.comầu mỏ và khí Thành phần của d Chương I THÀNH PHẦN DẦU MỎ VÀ KHÍ Dầu mỏ và khí là những nguồn hydrocacbon phong phú nhất có trong thiên nhiên. Dầu mỏ cũng như khí, ngày càng phát hiện được nhiều và hầu như ở đâu cũng thấy dầu mỏ và khí không nhiều thì ít. Qua phân tích thành phần hoá học của các loại dầu mỏ khác nhau người ta nhận thấy không có loại dầu mỏ nào trên thế giới lại có thành phần giống nhau hoàn toàn cả, mà chúng rất khác nhau và thay đổi theo trong phạm vi rất rộng. Sự khác nhau rất nhiều về thành phần dầu mỏ đã là một vấn đề khoa học rất lớn. Có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nói chung, muốn làm sáng tỏ vấn đề này cần phải trở về cuội nguồn của nó, nghĩa là phải xem xét quá trình hình thành và biến đổi của dầu và khí trong lòng đất. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có những ý kiến nhận định nhất trí về nguồn gốc và sự biến đổi tạo thành dầu khí, thậm chí có nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực này còn cho rằng, cho đến khi con người sử dụng đến giọt dầu cuối cùng trên hành tinh này thì vấn đề nguồn gốc của dầu khí có thể vẫn chưa được sáng tỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ con người đã chế tạo được nhiều công cụ hiện đại phục vụ cho công cuộc nghiên cứu như việc ứng dụng các phương pháp phân tích vật lý hiện đại (sắc ký phổ khối, phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân... ) kết hợp với các phương pháp vật lý cổ truyền (chưng cất thường, chưng cất phân tử, chưng cất đẳng phí, chưng trích ly, kết tinh, trích ly, khuyếch tán nhiệt...) đã góp phần đáng kể vào việc hiểu biết thêm nguồn gốc các vật liệu hữu cơ ban đầu tạo thành dầu khí và quá trình biến đổi chúng. Nhờ kết quả của các công trình nghiên cứu này mà những nhận định về nguồn gốc tạo thành dầu khí dần dần được sáng tỏ, việc nghiên cứu và Giáo Trình Hoá Học Dầu Mỏ và Khí Trang 1Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.comầu mỏ và khí Thành phần của d giải thích sự khác nhau về thành phần của các loại dầu trên thế giới càng được thuận tiện và rõ ràng hơn. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu thành phần của dầu và khí đã khai thác được và vấn đề nguồn gốc, sự tạo thành và biến đổi của dầu khí trong lòng đất là hai vấn đề liên quan vô cùng khăng khít. I. Nguồn gốc của dầu mỏ và khí Khi xem xét về nguồn gốc của dầu mỏ và khí, người ta đã đưa ra nhiều giả thiết khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, nhưng chủ yếu người ta quan tâm đến hai giả thiết như sau: giả thiết về nguồn gốc hữu cơ và giả thiết về nguồn gốc hữu cơ. trong phần này ta sẽ tìm hiểu hai giả thiết này. I.1. Nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ Theo giả thiết về nguồn gốc vô cơ thì dầu mỏ được hình thành từ các hợp chất vô cơ, cụ thể trong lòng đất có chứa các cacbua kim loại như Al4C3, CaC2 ... các chất này bị phân huỷ bởi nước để tạo ra CH4, C2H2 theo các phương trình phản ứng sau: Al4C3 + 12 H2O 4 Al(OH)3 + 3 CH4 CaC2 + 2 H2O Ca(OH)2 + C2H2 Các chất hữu cơ hình thành từ các phản ứng trên tiếp tục biến đổi dưới tác động của các yếu tố như nhiệt độ, áp suất cao và xúc tác là các khoáng sét có sản trong lòng đất để tạo nên dầu khí. Để chứng minh cho giả thiết này thì vao năm 1866, Berthelot đã tiến hành quá trình tổng hợp được các hợp chất hydrocacbon thơm từ axtylen ở nhiệt độ cao với sự có mặt của xúc tác, năm 1901, Sabatier và Sendereus tiến hành phản ứng hydro hoá axetylen trên xúc tác Niken và Sắt ở nhiệt độ trong khoảng 200 đến 300oC, đã thu được một loạt các hydrocacbon tương ứng như thành phần của dầu mỏ. Giáo Trình Hoá Học Dầu Mỏ và Khí Trang 2Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.comầu mỏ và khí Thành phần của d Cùng với nhiều phẩn ứng tương tự, giả thiết này đã thuyết phục được nhiều nhà khoa học trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong những hoạt động thực tiễn thì giả thiết này đã gặp phải khá nhiều vấn đề mà bản thân nó không thể giải thích được như: Hàm lượng các hợp chất cacbua trong lòng đất thì khá hạn chế trong khi đó thì dầu mỏ ngày càng tìm được với số lượng rất lớn và hầu như có mặt khắp nơi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình dầu mỏ dầu khí hydrocacbon hóa học dầu mỏ vật liệu hữu cơ hợp chất hữu cơ hợp chất vô cơTài liệu có liên quan:
-
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 203 0 0 -
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁO TRÌNH
3 trang 189 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 163 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
217 trang 103 0 0
-
THIÊT KÊ CÔNG TRÌNH THEO LÝ THUYÊT NGAU NHIÊN VÀ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY
113 trang 93 0 0 -
Giáo trình Tin Học: Tổng quan về công nghệ Ethernet
15 trang 84 0 0 -
Giáo trình hoá học hữu cơ tập 1 - PGS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh
402 trang 71 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của vỏ thân cây me rừng Phyllanthus emblica Linn
65 trang 71 0 0 -
Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng trong môi trường kinh doanh
178 trang 71 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn giám sát đóng mới tàu biển: Hướng dẫn kiểm tra hiện trường thân tàu
0 trang 61 0 0 -
GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH
144 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
313 trang 59 0 0 -
Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về anđehit - xeton tài liệu bài giảng
0 trang 54 0 0 -
Bài giảng Hoá hữu cơ - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Trâm
228 trang 53 0 0 -
55 trang 51 0 0
-
Bộ 17 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học Có đáp án)
110 trang 49 0 0 -
Tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam
21 trang 48 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
12 trang 47 1 0 -
10 trang 46 0 0