Danh mục tài liệu

Giáo trình di truyền học part 6

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.34 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Tính đa dạng về cấu trúc và thành phần di truyền Virus có bộ gene rất đa dạng. Bộ máy di truyền của virus có thể là DNA mạch kép (double strand - dsDNA), DNA mạch đơn (single strand ssDNA), RNA mạch kép (dsRNA) hay RNA mạch đơn (ssRNA). Bộ gene RNA của virus là một phân tử hoặc một đoạn, sợi đơn phân cực mạch (+) hoặc mạch (-), có thể ở dạng vòng tròn hay dạng thẳng. Virus nhỏ nhất có nhất có khoảng 4 gene, virus lớn có khoảng vài trăm gene. Bộ gene của virus...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình di truyền học part 6 118Chương 5 Di truyền học VirusI. Đặc tính của các virus1. Tính đa dạng về cấu trúc và thành phần di truyền Virus có bộ gene rất đa dạng. Bộ máy di truyền của virus có thể làDNA mạch kép (double strand - dsDNA), DNA mạch đơn (single strand -ssDNA), RNA mạch kép (dsRNA) hay RNA mạch đơn (ssRNA). Bộ geneRNA của virus là một phân tử hoặc một đoạn, sợi đơn phân cực mạch (+)hoặc mạch (-), có thể ở dạng vòng tròn hay dạng thẳng. Virus nhỏ nhất cónhất có khoảng 4 gene, virus lớn có khoảng vài trăm gene. Bộ gene củavirus cấu trúc đa dạng nhưng đều đảm bảo yêu cầu chung là phải sao chépđược trong tế bào chủ tạo ra cả genome cho lắp ráp virion thế hệ sau vàcác mRNA phải tổng hợp protein của virus.2. Tính đặc thù về vật chủ (Host specificity) Mỗi kiểu virus có thể nhiễm và kí sinh chỉ ở một biên độ giới hạncủa tế bào được gọi là biên độ chủ (host range). Các virus nhận biết tế bàochủ theo nguyên tắc “ống khóa và chìa khóa” các protein bên ngoài củavirion lấp vừa các điểm nhận trên bề mặt tế bào. Một số virus có biên độchủ rộng đủ để xâm nhập vào vài loài. Chẳng hạn, các virus bệnh dại cóthể nhiễm nhiều loài có vú gồm gậm nhấm, chó và người. Biên độ có thểrất hẹp như nhiều phage chỉ nhiễm vi khuẩn E. coli.II. Di truyền học thể thực khuẩn (Bacteriophage hay phage)1. Sự hình thành vết tan và các thể đột biến phage Phage được phát hiện dễ dàng vì trong chu trình tan, một tế bào bịnhiễm phage vỡ ra và giải phóng các hạt phage vào môi trường (hình 5.1).Sự tạo thành các đốm đã được quan sát. Một số lớn tế bào vi khuẩn (khoảng 108 tế bào) được trãi lên trênmôi trường đặc. Sau một thời gian sinh trưởng, tạo một lớp tế bào vikhuẩn màu trắng đục. Nếu phage có mặt ở thời điểm vi khuẩn được trãilên môi trường, nó sẽ nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Sau đó tế bào nhiễmphage bị làm tan và giải phóng nhiều phage mới. Thế hệ sau này củaphage lại nhiễm vào vi khuẩn gần đó, và tham gia vào chu trình tan khác,các vi khuẩn này bị vỡ giải phóng ra nhiều phage, chúng có thể nhiễm vàocác vi khuẩn khác ở vùng lân cận. Chu trình xâm nhiễm của phage đượctiếp tục và sau nhiều giờ, phage phá huỷ tất cả các tế bào vi khuẩn của một 119vùng, tạo đốm (plage) trong suốt khác với lớp tế bào vi khuẩn màu trắngđục. Tế bào không bị xâm nhiễm Phage hấp phụ Phân hủy tế lên tế bào chủ bào chủ Phage tự do Phage lắp Chu trình ghép bên sinh tan trong tế bào chủ Nucleic acid của phage Phage protein Nucleic acid Vật chất di của phage truền tế xâm nhập bào chủ bị vào tế bào phá hủy Protein của phage được tổng hợp, acid nucleic được nhân lên, vật chất di truyền tế bào chủ bị phá hủ Hình 5.1 Chu trình sinh tan của bacteriophage Phage chỉ có thể được nhân lên chỉ khi sinh trưởng trong tế bào vikhuẩn, vì vậy làm cạn nguồn dinh dưỡng trong môi trường sinh trưởng,làm hạn chế sự nhân lên của phage và kích thước của đốm. Vì mỗi đốm làkết quả của sự nhiễm một hạt phage ban đầu, có thể đếm được số lượngcác đốm riêng biệt có trên môi trường (hình 5.2). Kiểu gene của các thể đột biến phage có thể được xác định nhờnghiên cứu các đốm. Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của các đốmlà đầy đủ. Chẳng hạn, đột biến phage làm giảm số lượng phage thế hệ sautừ những tế bào bị nhiễm thường tạo đốm nhỏ hơn. Các đốm lớn có thểđược tạo ra bởi các đột biến gây ra sự tan sớm các tế bào bị nhiễm, nênmỗi đốm đó tiếp tục nhiễm nhanh hơn. Kiểu đột biến khác của phage có 120thể được xác định bởi phage có khả năng hoặc không có khả năng tạo đốmtrên những chủng vi khuẩn đặc biệt. Hình 5.2 Sự xâm nhập của phage vào tế bào vật chủ theo cả 2 dạng bố mẹ đồng thời. r+: đốm nhỏ, r-: đốm lớn, h+: đốm mờ, h-: đốm trong2. Tái tổ hợp di truyền trong chu kỳ sinh tan (Lytic cycle) Các phage tuy có kích thướ ...