Danh mục tài liệu

Giáo trình Dược học cổ truyền (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)

Số trang: 190      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Dược học cổ truyền (Nghề: Dược - Trung cấp)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên trình bày được nội dung cơ bản của các học thuyết, chức năng, mối quan hệ của tạng – phủ, tứ khí, ngũ vị, ứng dụng của các học thuyết; hiểu được cách phân loại các thuốc cổ truyền;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược học cổ truyền (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022) ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤPBan hành kèm theo Quyết định số: 453/QĐ-NSG - ngày 29 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2022 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀNTài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyênbản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnhsẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bậc trung cấp dược được đào tạo tại Trường Cao đẳng bách khoa Nam sài gòn trongkhoảng thời gian là 2 năm, với các kiến thức chuyên ngành về dược liệu, thực vật dược, dượchọc cổ truyền. Dược học cổ truyền là môn khoa học chuyên sâu về nội dung cơ bản của các họcthuyết, chức năng, mối quan hệ của tạng – phủ, tứ khí, ngũ vị, ứng dụng của các học thuyết;các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền và phân loại các thuốc cổ truyền … Giáo trình Dược học cổ truyền được biên soạn dựa trên các kiến thức và các giáo trìnhngành Dược của Bộ y tế. Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, Khoa Y - Dược trường Cao đẳng bách khoaNam sài gòn cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáotrình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mongnhận được ý kiến đóng góp của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2022 Tham gia biên soạn Ths. Ds. Quách Hồ Xuân Hồng MỤC LỤC TRANGCHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN .............................................................. 1 BÀI 1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ............ 1 BÀI 2. MỘT SỐ HỌC THUYẾT Y HỌC CỔ TRUYỀN ........................................................ 9 BÀI 3. NGUYÊN NHÂN BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO ................... 31 BÀI 4. BÁT CƯƠNG, BÁT PHÁP ........................................................................................ 36 BÀI 5. NỘI DUNG PHƯƠNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ........................................... 42CHƯƠNG 2. THUỐC CỔ TRUYỀN......................................................................................... 53 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN .................................................... 53 BÀI 2. PHÂN LOẠI THUỐC CỔ TRUYỀN......................................................................... 62CHƯƠNG 3. CHẾ BIẾN THUỐC THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN .......................... 162 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................................ 162 GIÁO TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀNMã môn học : MH 26Vị trí, tính chất của môn học:- Vị trí: môn Dược học cổ truyền là môn học tự chọn thuộc khối các môn học chuyên ngànhtrong chương trình đào tạo trung cấp, được áp dụng cho đào tạo trung cấp ngành dược- Tính chất: Dược học cổ truyền (Pharmacognosy) là môn khoa học chuyên sâu về nội dung cơbản của các học thuyết, chức năng, mối quan hệ của tạng – phủ, tứ khí, ngũ vị, ứng dụng củacác học thuyết; các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền và phân loại các thuốc cổ truyền …Mục tiêu môn học: (Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm)- Về kiến thức: + Trình bày được nội dung cơ bản của các học thuyết, chức năng, mối quan hệ của tạng– phủ, tứ khí, ngũ vị, ứng dụng của các học thuyết; + Hiểu được cách phân loại các thuốc cổ truyền;- Về kỹ năng:+ Biết vận dụng nội dung các học thuyết vào trong sử dụng thuốc cổ truyền;+ Nhận biết, phân tích được thành phần phương thuốc (quân, thần, tá, sứ), vận dụng được cáctương tác thuốc cổ truyền vào trong sử dụng.- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm đối với nhóm trong các hoạt động chung trong việc ápdụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao;+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà...Nội dung môn học CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN BÀI 1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAMMỤC TIÊU HỌC TẬP- Kiến thức: + Trình bày được sơ lược về sự hình thành nền y học cổ truyền Việt Nam- Kỹ năng: + Hiểu được sự hình thành nền y học cổ truyền Việt Nam- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Ý thức được trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm đối với nhóm trong các hoạt động chung,trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giaoNỘI DUNG1. PHẦN GIỚI THIỆU Dân tộc ta có một quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước rất vẻ vang, truyềnthống đó được phản ảnh qua việc chinh phục thiên nhiên và cải tạo xã hội, chiến thắng ngoạixâm, đó cũng là nguồn động viên to lớn cho các thế hệ con người Việt Nam nhất là trong giaiđoạn đấu tranh xây dựng đất nước, tiến lên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền yhọc cổ truyền của chúng ta. Nền y học cổ truyền được bắt nguồn từ một nền y học dân gian phong phú. Thông quathực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận phong phú. Mặt khác các lýluận triết học duy vật cổ đại (thuyết âm dương, ngũ hành…) lại được các nhà y học cổ phươn ...