Giáo trình Giải phẫu dược kết cấu gồm 9 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 này gồm 4 chương, cung cấp cho sinh viên những nội dung về: nhập môn giải phẫu học; giải phẫu hệ hô hấp; giải phẫu hệ tuần hoàn; giải phẫu hệ tiêu hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giải phẫu dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN KHOA Y ------***------ GIÁO TRÌNHGIẢI PHẪU DƢỢC ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y 2019 MỤC LỤC1. NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC ....................................................................... 12. GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP ................................................................................. 83. GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN ...................................................................... 394. GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA ........................................................................... 765. GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU ........................................................................... 1476. GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH ...................................................................... 1717. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC......................................................... 1908. GIẢI PHẪU HỆ CƠ XƢƠNG KHỚP ........................................................... 2079. GIẢI PHẪU HỆ NỘI TIẾT ........................................................................... 222Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Y NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌCMục tiêu học tập1. Trình bày được định nghĩa và lịch sử giải phẫu học.2. Trình bày được các phương thức mô tả giải phẫu.3. Nắm được tầm quan trọng của giải phẫu học đối với y sinh học và trong trường y.4. Trình bày được tư thế và định hướng vị trí giải phẫu.Nội dung1. ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ MÔN GIẢI PHẪU HỌC Giải phẫu học người (human anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể conngười. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia ra thành 2 phân môn:giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thểquan sát bằng mắt thường; giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hay histology) nghiên cứucác cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên ở hầu hết các trường đạihọc y, giải phẫu học chỉ trình bày giải phẫu đại thể còn giải phẫu vi thể hay mô học là mộtbộ môn riêng tách rời với giải phẫu đại thể. Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng đến giữa thế kỷ thứ tư(trước công nguyên) Hypocrates “Người cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở HyLạp. Ông cho rằng “khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người”.Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 trước công nguyên), ngườisáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là người có công lớn trong giải phẫu họcphát triển và phôi thai học. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “anatome”, một từ Hy Lạp cónghĩa là “chia tách ra hay phẫu tích”. Từ phẫu tích “dissection” bắt nguồn từ tiếng Latin cónghĩa là “cắt rời thành từng mảnh”. Từ này lúc đầu đồng nghĩa với từ giải phẫu (anatomy)nhưng ngày nay nó chỉ là từ dùng để chỉ một kỹ thuật để bộc lộ và quan sát các cấu trúc cơthể nhìn thấy được bằng mắt thường (giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu là từ chỉmột chuyên ngành hay một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kỹ thuật được sử dụngnghiên cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kỹ thuật khác như siêu âm, chụp X-quang.2. CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG THỨC MÔ TẢ GIẢI PHẪU Ngoài phân tích, người ta có thể quan sát được các cấu trúc cơ thể (hệ xương - khớp vàcác khoang cơ thể) bằng chụp tia X gọi là giải phẫu X-quang (radiological anatomy). Giảiphẫu X-quang là một phần quan trọng của giải phẫu đại thể và là cơ sở của chuyên ngànhX-quang. Chỉ khi hiểu được sự bình thường của các cấu trúc trên phim chụp X-quang thì ta 1Trường Đại Học Võ trường Toản Khoa Ymới nhận ra được các biến đổi bất thường của chúng trên phim chụp do bệnh tật hoặc chấnthương gây ra. Ngày nay, đã có thêm nhiều kỹ thuật mới làm hiện rõ hình ảnh cấu trúc cơthể (chẩn đoán hình ảnh) như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp cộng hưởngtừ hạt nhân (MRI)... Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Các cách tiếpcận chính trong nghiên cứu giải phẫu là:2.1. Giải phẫu học hệ thống (systemic anatomy) Là mô tả cấu trúc giải phẫu theo từng hệ thống các cơ quan, bộ phận (cùng thực hiện mộtchức năng) nhằm giúp cho người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơquan trong cơ thể là: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,hệ tiết niệu, sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh.2.2. Giải phẫu vùng (regional anatomy) Giải phẫu vùng hay giải phẫu định khu (topographical) là nghiên cứu và mô tả các cấutrúc (thuộc các hệ cơ quan khác nhau) trong một vùng bao gồm cả những liên quan củachúng với nhau. Cách mô tả này phù hợp với quan điểm “Giải phẫu ứng dụng” hay “Giảiph ...
Giáo trình Giải phẫu dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Số trang: 148
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.20 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Giải phẫu dược Giải phẫu dược Giải phẫu học Giải phẫu học hệ thống Giải phẫu hệ hô hấp Giải phẫu hệ tuần hoàn Giải phẫu hệ tiêu hóaTài liệu có liên quan:
-
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 133 0 0 -
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 85 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
Giáo trình Giải phẫu vật nuôi: Phần 1
94 trang 57 0 0 -
Mô hình hóa cơ thể bằng kỹ thuật đồ họa máy tính
9 trang 46 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 trang 39 0 0 -
93 trang 36 0 0
-
SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
28 trang 34 0 0 -
67 trang 34 1 0
-
18 trang 34 0 0