Tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều là công việc của ngư¬ời học và sáng tạo nghệ thuật hội hoạ (trong đó có hình hoạ). Sử dụng các thủ pháp diễn tả thông qua đ¬ường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc... để tạo không gian cho bài vẽ đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, vừa có kiến thức tổng thể, vừa có kỹ năng thực hành cơ bản và sáng tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hình họa học phần 1
MỤC LỤC
HỌC PHẦN 1......................................................................................................1
NHÓM TƯỢNG XƯƠNG SỌ, TƯỢNG PHÁC MẢNG, TƯỢNG LỘT
DA VÀ TƯỢNG CHÂN DUNG........................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
MỤC TIÊU.......................................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ.................................................1
NỘI DUNG BÀI HỌC....................................................................................................1
1. Những kiến thức chung về Hình hoạ .......................................................................1
1.1. Khái niệm...............................................................................................1
1.2. Nguồn gốc hình hoạ..............................................................................3
1.3. Vai trò của hình họa với học tập và sáng tác mỹ thuật.....................11
2. Đặc tính của chất liệu vẽ chì đen trắng với các bài vẽ khối cơ bản .................24
2.1. Các yếu tố biểu đạt.............................................................................24
2.2. Khả năng biểu đạt của chất liệu chì đen ..........................................25
2.3. Đặc điểm tâm lý thị giác trong bài vẽ hình hoạ đen trắng................26
3. Hướng dẫn tự học.....................................................................................................26
3.1. Tìm hiểu thêm để củng cố kiến thức chung......................................26
3.2. Phân tích khả năng biểu đạt của chất liệu chì trong các bài hình hoạ
và tranh vẽ đen trắng..................................................................................27
4. Yêu cầu cần đạt........................................................................................................28
5. Câu hỏi ôn tập............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................30
HỌC PHẦN 1
NHÓM TƯỢNG XƯƠNG SỌ, TƯỢNG PHÁC MẢNG, TƯỢNG LỘT
DA VÀ TƯỢNG CHÂN DUNG
(2 tiết lý thuyết)
MỞ ĐẦU
Tái tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều là công việc của người
học và sáng tạo nghệ thuật hội hoạ (trong đó có hình hoạ). Sử dụng các thủ pháp
diễn tả thông qua đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc... để tạo không gian cho
bài vẽ đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, vừa có kiến thức tổng thể, vừa có kỹ năng
thực hành cơ bản và sáng tạo.
Máy ảnh chỉ ghi lại một khoảng khắc nhất định của thực tiễn do máy móc
thực hiện. Do vậy, máy ảnh có thể giúp ích rất nhiều cho hoạ sỹ trong lấy tài liệu và
sáng tạo nghệ thuật, nhưng không thể thay thế được vẽ nghiên cứu bởi vẽ nghiên
cứu là cả một quá trình phân tích, tìm tòi của người vẽ trước đối tượng; khám phá và
thể hiện cái đẹp của đối tượng thông qua cảm xúc và khả năng của người vẽ.
MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm, nguồn gốc của hình họa; vai trò của môn hình họa đối
với sáng tác và học tập các môn học khác, nắm được khái lược chương trình giảng
dạy hình họa ở hệ đại học.
- Hiểu được đặc tính, các yếu tố và khả năng biểu đạt của chất liệu vẽ chì
trắng đen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
Các tư liệu về bài vẽ hình họa của các họa sỹ nổi tiếng trên các tài liệu
mỹ thuật các sách dạy vẽ hình họa; bài nghiên cứu hình họa; tư liệu về các
bức họa trên các tài liệu khảo cổ, các hiện vật...
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Những kiến thức chung về Hình hoạ
1.1. Khái niệm
Nhu cầu vẽ là một hiện tượng tự nhiên mang tính bản năng của con người.
Trẻ em biết vẽ trước khi biết viết, biết đọc. Một đứa trẻ mới hai hoặc ba tuổi, nếu
có một vật trong tay như bút, phấn hoặc chỉ là một mẩu gạch cũng có thể gạch và vẽ
1
những hình, nét trên mặt phẳng trong khi ch ưa biết viết, biết đọc. Lịch sử văn minh
nhân loại cũng ghi nhận nhiều hiện tượng tương tự như vậy, các hình vẽ và hình
hoạ đã có từ rất lâu trước khi phát minh ra chữ viết. Khoảng 20.000 nghìn năm trước
đây, người nguyên thuỷ đã biết vẽ lên vách hang đá nơi họ sinh sống những hình ng -
ười, hình thú vật. Và thật kỳ diệu, những bức vẽ ấy sống động và rất gần với hiện
thực, với đối tượng được miêu tả.
Hiện thực của tự nhiên và xã hội luôn là đối t ượng trung thành cho con người
đi tìm cái đẹp. Sự tìm tòi và khám phá vốn là thuộc tính của nghệ sỹ. Vì vậy, nghiên
cứu thực tế, vẽ lại thiên nhiên một cách trung thực là yêu cầu rất cần thiết đ ối với
người mới học mỹ thuật.
Theo “Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông” , hình hoạ là môn vẽ người
hoặc vật (mẫu) tương đối kỹ và chính xác, được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật và
chất liệu khác nhau như chì đen, than, bột màu, sơn dầu. Từ trước tới nay, nghiên
cứu và thể hiện vẻ đẹp của con ng ười luôn được đề cao, là đối tượng để hoạ sỹ
khám phá, sáng tạo. Con người là sản phẩm cao quý nhất, đẹp nhất của tự nhiên.
Việc nghiên cứu người mẫu (nhất là người mẫu khoả thân) luôn là mục tiêu của
người học và sáng tác mỹ thuật. Bởi con người là một hình mẫu đẹp nhất về cấu
trúc, tỷ lệ. Những hình tượng nghệ thuật thể hiện trên người khoả thân khác hẳn về
chất, nội dung và hình thức nghệ thuật với những loại tranh ảnh thiếu lành mạnh.
Tuy nhiên, để vẽ được người mẫu, cần có những luyện tập từ thấp tới cao, từng
bước một với những kiến thức và kỹ năng cơ bản của vẽ hình hoạ.
Những pho tượng lý tưởng về tỷ lệ, cấu trúc và vẻ đẹp của cơ thể con người
đã được ...
Giáo trình hình họa học phần 1
Số trang: 33
Loại file: doc
Dung lượng: 3.20 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình mỹ thuật nghệ thuật hội họa hình họa bán thân ký họa dáng tĩnh giáo trình hội họa kỹ họa dáng độngTài liệu có liên quan:
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
The laws of black and white - Nguyên lý hội họa đen trắng: Phần 2
155 trang 118 2 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
4 trang 62 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
16 trang 59 0 0
-
9 trang 59 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến
3 trang 59 0 0 -
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
Giáo trình Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Y Hà Nội
81 trang 58 0 0