Danh mục tài liệu

Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.58 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kế toán ngân hàng với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày những kiến thức cơ bản về NHTM, biết được các nghiệp vụ kế toán cơ bản ở NHTM: kế toán nghiệp vụ huy động vốn, kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, kế toán nghiệp vụ tín dụng, kế toán tài sản cố định và công cụ lao động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp CHƢƠNG 3 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG Mã chƣơng: 03 Giới thiệu: Chƣơng này giơi thiệu những thông tin bổ ích về hoạt động tín dụng trong ngân hàng, quá trình theo dõi và quản lý vốn cho vay bằng hệ thống phƣơng pháp kế toán đƣợc kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học nhằm đƣa ra các thông tin rất quan trọng về tình hình cho vay trong ngân hàng. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ tín dụng + Mô tả đƣợc các loại tài khoản sử dụng, biết cách hạch toán một số nghiệp vụ tín dụng chủ yếu - Kỹ năng: + Vận dung các phƣơng pháp thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn + Xử lý đƣợc các tình huống liên quan nghiệp vụ tín dụng 1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ tín dụng 1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tín dụng 1.1.1. Khái niệm Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản tín dụng trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và theo dõi dƣ nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm tham mƣu cho nghiệp vụ tín dụng. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tín dụng Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của NHTM, song cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro mà bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào cũng phải tìm các giải pháp để giảm thiểu rủi ro. Có nhiều công cụ phục vụ quản lý tín dụng, ngăn ngừa rủi ro, trong đó thông tin kế toán tín dụng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng vì kế toán tín dụng là công cụ ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất nghiệp vụ tín dụng ở từng đơn vị ngân hàng cũng nhƣ toàn hệ thống. Để phát huy vai trò của kế toán tín dụng, kế toán tín dụng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 42 Tổ chức ghi chép phản ảnh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dƣ nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản lý tín dụng. Bảo vệ an toàn vốn cho vay. Quản lý hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn khi ngƣời vay không đủ khả năng trả nợ đúng hạn. Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời. Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời những khách hàng có khả năng tài chính không lành mạnh mạnh trên cơ sở đó tham mƣu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời. Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mƣu của kế toán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng. 1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng  Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của các dự án đầu tƣ, khả năng thanh toán nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay đƣợc xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng nhƣng không quá 12 tháng. - Cho vay trung hạn: Thời hạn vay từ 12 tháng đến 60 tháng nhƣng không vƣợt quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị. - Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên nhƣng không vƣợt quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị. Đối với các dự án phục vụ đời sống sinh hoạt thì không vƣợt quá 15 năm.  Căn cứ mục đích vay vốn: tín dụng công nghiệp, thƣơng nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng, bất động sản….  Căn cứ vào đảm bảo tín dụng: - Tín dụng có đảm bảo; - Tín dụng không có đảm bảo  Căn cứ chủ thể vay vốn: - Tín dụng doanh nghiệp; - Tín dụng cá nhân, hộ gia đình; - Tín dụng nhà nƣớc; 43 - Tín dụng các tổ chức tài chính.  Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay: - Tín dụng hoàn trả nhiều lần; - Tín dụng hoàn trả 1 lần; - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu.  Căn cứ hình thái giá trị của tín dụng: - Tín dụng bằng tiền: Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá... - Tín dụng bằng tài sản: Cho thuê tài chính; - Tín dụng bằng uy tín: Bảo lãnh ngân hàng. 1.3. Các phƣơng pháp thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn 1.3.1. Phƣơng pháp thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn  Cho vay từng lần ngắn hạn - Cho Vay tiêu dùng - Cho vay doanh nghiệp sản xuất  Thu nợ gốc và lãi vay khi đáo hạn Lãi cho vay = Dƣ nợ cho vay x Lãi suất x Kỳ hạn cho vay Thƣờng áp dụng đối với những món vay có thời hạn ngắn Ví dụ: Khách hàng A đề nghị thanh toán nợ gốc tiền vay và lãi vay của một hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán, số tiền vay 50 triệu đồng, kỳ hạn vay 6 tháng, lãi suất n ...

Tài liệu có liên quan: