Danh mục tài liệu

Giáo trình Kiểm toán nội bộ (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Kiểm toán nội bộ với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được những khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán; Xác định được các qui trình và trình tự kiểm toán; Vận dụng kiến thức của kiểm toán vào kiểm tra công tác kế toán tại doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kiểm toán nội bộ (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Chương 3 Kiểm toán nội bộ Mã chương 3: CKT450 - 03 Giới thiệu: Bên cạnh kiểm toán độc lập, hoạt động kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Chương này giới thiệu về loại hình kiểm toán nội bộ cung cấp kiến thức cơ bản về bản chất, vai trò, chức năng, hoạt động. Mục tiêu: Kiến th c:  Hiểu được bản chất kiểm toán nội bộ  Mô tả vai trò và đặc điểm của kiểm toán nội bộ K n ng: Vận dụng được Thủ tục kiểm toán nội bộ các khoản mục cơ bản. 1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán nội bộ 1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ Khái niệm: Theo chuẩn mực KTNB của IIA “KTNB là một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp như là một dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”. Trong đó KTNB bao gồm các hoạt động chính như sau: Đảm bảo: Hoạt động kiể, tra khách quan các bằng chứng để đánh giá tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro;… Tư vấn: Bao gồm tư vấn xây dưungj quy trình; tư vấn kiểm soát cho các dự án mới; tư vấn về việc xác định, đánh giá và quản trị rủi ro;… Độc lập: Báo cáo về mặt chuyên môn cho Hội đồng quản trị, báo cáo hành chính cho Tổng giám đốc, thực hiện kiểm toán và trao đổi kết quả kiểm toán,… Khách quan: KTV nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh các xung đột lợi ích,… Hệ thống: Phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro. KTNB có chức năng là đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý và hiệu quả của hệ thống thông tin và quản lý trong doanh nghiệp 36 Quy tắc: Tiêu chuẩn hoạt động KTNB phải được tham chiến tới các chuẩn mực KTNB quốc tế quy định bởi Viện các KTV nội bộ cungc như các quy định của Luật. 1.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ trong tổ ch c Vai trò của KTNB thể hiện qua việc góp phần cải thiện việc quản lý rủi ro, kiểm soát và quy trình quản trị: Quản lý rủi ro: KTNB giúp tổ chức nhận dạng và đánh giá những rủi ro đã được phát hiện và góp phần cải thiện việc quản lý rủi ro và HTKS. Kiểm soát: Giúp tổ chức trong việc duy trì sự hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát bằng cachs đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả của chúng. Quy trình quản trị: KTNB phải đánh giá và đề xuất những kiến nghị để cải thiện quy trình này, như nghiên cứu và đánh giá các mục tiêu, chương trình và hoạt động quản trị xem có phù hợp và được thực hiện đầy đủ, đúng đắn không. Từ đó, đưa các kiến nghị hoặc tư vấn giúp Hội đồng quản trị và các bên liên quan cải thiện quy trình quản trị của tổ chức. 1.3. Đặc điểm của kiểm toán nội bộ Hoạt động KTNB thường không được quy định bởi pháp luật, nghĩa là pháp luật không bắt buộc mỗi đơn vị phải có tổ chức KTNB. Hiệp hội KTV nội bộ có thể ban hành các quy chế nghề nghiệp, nhưng các quy chế này thường không bị chế định bởi pháp luật (VD: không bắt buộc KTV nội bộ phải có chứng chỉ đào tạo). Nếu đã là thành viên của Hiệp hội thì tất nhiên KTV nội bộ phải tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp. Hoạt động KTNB phải mang tính độc lập nhất định, khách quan khi thực thi công việc. Bộ phân KTNB không được kiêm nhiệm các công việc khác của đơn vị và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. 1.4. Dịch vụ kiểm toán nội bộ Dịch vụ đảm bảo: Là việc KTV nội bộ kiểm tra và đánh giá một cách khách quan về các bằng chứng để đưa ra ý kiến hoặc kết luận độc lập về một quá trình, hoặc một hệ thống, một vấn đề nào đó. Dịch vụ này bao gồm các hoạt động sau:  Kiểm toán tài chính;  Kiểm toán hoạt động; 37  Kiểm toán theo yêu cầu cắp bách. Dịch vụ tư vấn: KTV đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trợ giúp trong việc thiết kế quy trình, huấn luyện nhân viên,…theo chương trình của mình hoặc yêu cầu của các bộ phận khác trong đơn vị. Cần đảm bảo tính khách quan và không được chịu trách nhiệm thay cho các nhà quản lý. Dịch vụ này bao gồm:  Đánh giá;  Trợ giúp cho nhà quản lý kiểm tra một hoạt động bất kỳ nhằm cải tiến hoạt động đó. Lúc này KTV không xét đoán hay đánh giá mà chỉ tư vấn thế mạnh và những cơ hội để thực hiện cải tiến.  Chấn chỉnh các vấn đề tồn tại. 2. Kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam 2.1. Kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam Chức năng của kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ có 3 chức năng: Kiểm tra, xác nhận và đánh giá.  Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;  Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;  Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc doanh nghiệp;  Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Quy trình kiểm toán Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ a. Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm toán - Lập chương trình kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi và thời gian tiến hành kiểm toán nội bộ; - Xác định quy mô cuộc kiểm toán; phương pháp, cách thức tiến hành kiểm toán, biện pháp tổ chức thực hiện; tổ chức lực lượng kiểm toán (bao gồm cả KTV 38 trong, ngoài doanh nghiệp và các nhân viên chuyên môn cần huy động). b. Công tác chuẩn bị kiểm toán - Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhiệm vụ kế hoạch và các điều ...