
Kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cho mục tiêu phát triển bền vững trong đơn vị
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cho mục tiêu phát triển bền vững trong đơn vị KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐƠN VỊ Phạm Tiến Hưng* - Nguyễn Minh Châu**- Nguyễn Thị Phương Thảo*** 1 TÓM TẮT: Bài báo này làm rõ các nội dung cơ bản về kiểm toán nội bộ và làm nổi bật vai trò của kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Bằng việc phân tích các đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi làm rõ những cơ hội và thách thức mà kỷ nguyên số mang lại cho kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở đó cho thấy định hướng thay đổi nhất định của kiểm toán nội bộ trong giai đoạn mới để tạo các ảnh hưởng tích cực đến đơn vị, đồng thời đề xuất các giải pháp và điều kiện cần thiết để thực hiện nhằm tạo động lực cho mục tiêu phát triển bền vững của đơn vị. Từ khóa: kiểm toán nội bộ; Cách mạng Công nghiệp 4.0; phát triển bền vững; doanh nghiệp. ABSTRACT: This article clarifies the basic contents of internal audit, emphasizes the role of the internal audit, especially in Industry 4.0. Through the analyses of the basic features of Industry 4.0, we analyse both the opportunities and the challenges that the internal audit has to face in the digital era. With the aim of quick adaptability in the new period, it is necessary for the internal audit to tend to the specific directions. In addition, this article recommends the solutions and the necessary conditions for the purpose of sustainable development of the business. Keywords: internal audit, Industry 4.0, sustainable development, business. 1. BÀI VIẾT CHÍNH 1.1. Kiểm toán nội bộ (KTNB) trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Trải qua các giai đoạn biến đổi và phát triển của kinh tế thế giới, kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ (KTNB) nói riêng đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò to lớn của mình đối với quá trình quản lý Nhà nước nền kinh tế nói chung và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi người hoạch định chiến lược vừa phải cân đối giữa mục tiêu phát triển nhanh nhằm thích ứng kịp thời với xu hướng biến đổi của xã hội, vừa phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng giá trị doanh nghiệp về lâu dài. KTNB cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó. Về KTNB, Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditors- IIA) đưa ra diễn giải như sau: “KTNB là hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu thông qua việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro, kiểm soát và giám sát”. * Học viện Tài Chính, Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam ** Học viện Tài Chính, Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam *** Học viện Ngân hàng, Số 12 Chùa Bộc, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: Phạm Tiến Hưng . Tel.: +84914686969.E-mail address: phamtienhung1975@gmail.com 968 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Từ diễn giải nêu trên, ngoài việc hiểu một cách tổng quan nhất về kiểm toán nội bộ, có thể thấy được các chức năng của kiểm toán nội bộ trong việc hỗ trợ cho các nhà quản trị doanh nghiệp trên các phương diện sau: Thứ nhất, KTNB với chức năng kiểm tra, đánh giá, giám sát. KTNB phải tạo thuận lợi cho việc đưa ra các hệ thống kiểm soát hiệu quả nhận biết tất cả các rủi ro lớn, đảm bảo rằng các quá trình kiểm soát ban đầu thực tế được thi hành đúng yêu cầu, đáp ứng môi trường rủi ro thay đổi và đảm bảo rằng nhà quản lý đã hoàn thành đầy đủ vai trò của họ đối với kiểm soát nội bộ. KTNB thực hiện kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống quản lý đối với chính sách chế độ của Nhà nước, của doanh nghiệp; xác nhận tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu, tài liệu, các báo cáo và các tài liệu khác; từ đó đưa ra kết luận, đánh giá việc tuân thủ chế độ, chính sách, pháp luật cũng như hiệu lực các hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, KTNB với chức năng đảm bảo. KTNB có thể đưa ra được các đảm bảo cho doanh nghiệp về việc doanh nghiệp đã và đang vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu đã đề ra. Các đảm bảo do KTNB mang lại chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp thông qua quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ các vấn đề về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội (bao gồm cả vấn đề môi trường, vấn đề tuân thủ); đưa ra đảm bảo cho ban giám đốc và ủy ban kiểm toán (hoặc HĐQT) rằng, hệ thống kiểm soát nội bộ được vận hành một cách hiệu quả như được kỳ vọng. Thứ ba, KTNB với chức năng tư vấn. Công việc của KTNB bao gồm việc đánh giá phương châm cũng như văn hóa quản lý rủi ro của một doanh nghiệp, đến việc xem xét và báo cáo tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách quản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiểm toán nội bộ Cách mạng công nghiệp 4.0 Phát triển bền vững Xây dựng giá trị doanh nghiệp Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ Business management in the context of globalisationTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 358 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 353 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 345 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 297 0 0 -
95 trang 291 1 0
-
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 258 0 0 -
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 224 2 0 -
6 trang 220 0 0
-
9 trang 214 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 197 0 0 -
12 trang 195 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 191 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0