![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Thực trạng, thách thức và giải pháp đối với nguồn lao động Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng, thách thức và giải pháp đối với nguồn lao động Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0 THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỚC THỀM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Ngô Thị Ái Vân1, ThS. Lê Thị Thanh Bình2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp 4.0 – cách mạng của trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, Robot, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế xã hội của các quốc gia trên Thế giới. Nó làm thay đổi cấu trúc các ngành công nghiệp, sản xuất, quản lý; tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội mới bắt buộc các quốc gia phải thay đổi để thích ứng. Một trong số các thay đổi đó là nguồn lao động các nước, khi đứng trước nguy cơ nhiều ngành, nhiều người bị thất nghiệp. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ từng là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, nhưng trước Cách mạng Công nghiệp 4.0, đây có vẻ không còn là lợi thế. Ngoài ra, với trình độ chuyên môn và năng suất lao động thấp, nguồn lao động Việt Nam dễ gặp nhiều nguy cơ mất việc hơn. Dựa trên quan sát của cá nhân và thống kê của các tổ chức, để cải thiện tình trạng này tác giả đưa ra 02 giải pháp chính: nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động và điều chỉnh đào tạo nhân lực theo xu hướng nghề nghiệp mới. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp 4.0; nguồn lao động Việt Nam; thất nghiệp. 1. Cách mạng Công nghiệp 4.0 và tác động đến nguồn lao động các nước Xuất hiện từ năm 2013 trong một báo cáo của Chính phủ Đức, Cách mạng Công nghiệp 4.0 được biết đến là sự “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong”. Thế giới chúng ta đã trải qua 04 cuộc Cách mạng Công nghiệp (Hình 1), và theo đó Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng “nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học” (Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới). Hình 1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp Các chuyên gia trên thế giới nhận định Cách mạng Công nghiệp 4.0 tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính như các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Do đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang đến cho nhân loại nhiều cơ hội để thay đổi bộ mặt nền kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm họa khôn lường. Một trong số các thay đổi đó là nguồn lao động - Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ phá vỡ thị trường lao động của các nước. Thật vậy, công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo ở Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi hệ thống sản xuất trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng của các nhà máy trên toàn thế giới đã và đang bị tác động. Điều này đã tạo ra làn sóng cạnh tranh mới giữa các quốc gia bởi vì Công nghiệp 4.0 có thể làm tăng 30 – 40% năng suất lao động. Khi đó, nếu lao động không đuổi kịp các tiến bộ công nghệ này, một lượng lớn lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. , 327 Diễn đàn Kinh tế thế giới nhận định giới lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật sẽ bị thách thức đầu tiên, tiếp đó sẽ là lao động giá rẻ. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất sẽ giảm 1,63% (Báo cáo “Future of Jobs”, Diễn đàn kinh tế thế giới, 2016). Trong khi các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước mang lại nhiều cơ hội việc làm, Cách mạng Công nghiệp 4.0 lần này, ngược lại, được ví như xóa bỏ việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều hơn (Shirley Santoso, Công ty tư vấn toàn cầu A.T. Kearney, Mỹ). Theo dự báo, khi Robot xuất hiện, số lượng nhân viên cần thiết cho doanh nghiệp sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay ở một số ngành. Và như thế, số không được lại sẽ phải chuyển nghề hoặc không may sẽ thất nghiệp. Cuối năm 2015, Ngân hàng Anh quốc đã dự báo rằng trong vòng 10 – 20 năm tới, khoảng 95 triệu lao động truyền thống của Anh và Mỹ sẽ bị mất việc, tương đương 50% lực lượng lao động ở hai nước này. Các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, chắc chắc cũng xảy ra tình trạng tương tự. 2. Thực trạng và thách thức đối với nguồn lao động Việt Nam Có thể thấy Việt Nam có một lợi thế rất lớn là có nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, còn trẻ, do đó dễ hấp thụ tốt nhất về khoa học và công nghệ. Theo số liệu thống kê từng quý của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động của Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 76%) và giữ ổn định từ năm 2015 đến đầu năm 2017. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lao động g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn lao động Việt Nam Cách mạng Công nghiệp 4.0 Đào tạo nguồn lao động Xu hướng nghề nghiệp Phát triển nguồn lao động Thách thức với nguồn lao động Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 345 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 297 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 276 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 257 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 219 2 0 -
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
12 trang 195 0 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 194 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0 -
Xu hướng logistics dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 148 0 0 -
9 trang 136 0 0
-
Tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp hiện nay
5 trang 132 0 0 -
Một số xu hướng quản trị hiệu suất đối với nghề nhân sự thời hội nhập và cách mạng 4.0
11 trang 119 0 0 -
13 trang 115 0 0
-
8 trang 107 0 0
-
5 trang 104 0 0
-
Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán
4 trang 103 0 0