
Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương được biên soạn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và cốt lõi, mang tính tổng quan về kinh tế thương mại cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế thương mại, cũng như các chuyên ngành đào tạo khác của Trường Đại học Thương mại. Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương do PGS.TS. Hà Văn Sự làm chủ biên và tập thể các giảng viên trong Bộ môn Kinh tế thương mại thuộc Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại thực hiện, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp biên soạn của các giảng viên: 1) PGS.TS. Hà Văn Sự (Chủ biên và biên soạn các chương: Chương 1; Chương 5; Chương 7; Tham gia biên soạn chương 2); 2) TS. Ngô Xuân Bình (Chương 2; Chương 3); 3) TS. Thân Danh Phúc (Chương 4); 4) ThS. Nguyễn Minh Phương (Tham gia biên soạn Chương 3); 5) ThS. Dương Hoàng Anh (Chương 6). Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương được xuất bản lần đầu, các nội dung trong giáo trình có sự kế thừa, tiếp thu từ các tập bài giảng: Bài giảng Kinh tế thương mại (1997) của Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Khách sạn - Du lịch; Bài giảng Kinh tế thương mại đại cương (2006) của Bộ môn Kinh tế thương mại do TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học - Đối ngoại, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Kinh tế thương mại của Trường Đại học Thương mại đã động viên và tạo điều kiện về mọi mặt để nhóm tác giả hoàn thành giáo trình này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn những góp ý để bổ sung và hoàn thiện các nội dung giáo trình của các nhà khoa học trong và ngoài trường. 3 Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả và Bộ môn Kinh tế thương mại mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn đọc. Thư góp ý xin gửi về: Bộ môn Kinh tế thương mại, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học thương mại. Chủ biên PGS.TS. HÀ VĂN SỰ 4 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Mục đích của chương là giới thiệu cho người học nắm được mục tiêu, đối tượng và nội dung nghiên cứu của học phần, đồng thời hướng dẫn người học phương pháp tiếp cận và nghiên cứu các nội dung của học phần một cách phù hợp. 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Trong lịch sử phát triển, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội loài người là tái sản xuất của cải vật chất. Tái sản xuất được chia thành hai kiểu, đó là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là lặp lại quá trình sản xuất với qui mô như cũ. Tái sản xuất mở rộng là lặp lại quá trình sản xuất với qui mô lớn hơn. Quá trình tái sản xuất mở rộng bao gồm 4 khâu: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi và Tiêu dùng. Các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với nhau. Trong đó, hoạt động thương mại thuộc lĩnh vực trao đổi và phân phối sản phẩm. Tái sản xuất mở rộng kéo theo sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chính phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất và tính chất sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm là mầm mống xuất hiện trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, lúc đầu trao đổi hàng hóa diễn ra đơn giản và trong phạm vi hẹp dưới hình thức hiện vật, đó là hình thức trao đổi hàng hóa ngẫu nghiên hay còn gọi là trao đổi hàng hóa trực tiếp (hàng đổi hàng). Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các điều kiện phát triển trao đổi hàng hóa cũng ngày càng được 5 hoàn thiện, theo đó, lưu thông hàng hóa ra đời, rồi sau này là sự ra đời của thương mại. Quá trình phát triển của trao đổi hàng hóa là yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hóa. Cũng trong quá trình phát triển này, bên cạnh thương mại hàng hóa, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng đã được hình thành và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú. Trong nền kinh tế hàng hóa, mọi chủ thể kinh tế đều tham gia vào các hoạt động thương mại thông qua hành vi mua và bán. Các hoạt động này phụ thuộc vào bốn yếu tố cơ bản: 1) Hàng hóa và dịch vụ (đối tượng của hoạt động mua, bán); 2) Các chủ thể kinh tế (người mua hoặc người bán); 3) Tiền tệ (phương tiện thanh toán); 4) Thị trường (điều kiện thực hiện các hoạt động mua bán). Với tiếp cận đó, có thể nói thương mại là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học và nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn học kinh tế thương mại đại cương. Môn học kinh tế thương mại đại cương là một khoa học kinh tế nghiên cứu bản chất và những nguyên lý kinh tế cơ bản của thương mại và chủ yếu trên góc độ vĩ mô, cụ thể: Thứ nhất, kinh tế thương mại đại cương nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực trao đổi, lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm những mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, cũng như mối quan hệ kinh tế có liên quan tới hoạt động mua, bán. Trên cơ sở đó, nhận biết được vai trò và những lợi ích to lớn và cả những tác động tiêu cực của thương mại đối với quốc gia, nền kinh tế - xã hội. Thứ hai, kinh tế thương mại đại cương nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế thương mại hàng hóa và dịch vụ, các điều kiện về thị trường, môi trường thương mại… trong mối quan hệ biện chứng với những tác động, điều tiết của hệ thống các qui luật kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thứ ba, nghiên cứu những nguyên lý kinh tế căn bản phát triển thương mại mà điều kiện các nguồn lực phát triển có hạn trong khi nhu cầu là vô hạn. Hay nói cách khác, kinh tế thương mại đại cương hướng vào nghiên cứu những ngu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại đại cương Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương Bản chất kinh tế của thương mại Thương mại hàng hóa Tác động của thương mại Chi phí lưu thông hàng hóaTài liệu có liên quan:
-
10 trang 188 0 0
-
Phân tích tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc qua các chỉ số thương mại
10 trang 71 0 0 -
Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 2
116 trang 42 0 0 -
102 trang 36 0 0
-
Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam năm 2014
11 trang 34 0 0 -
17 trang 33 0 0
-
Bài giảng Thương mại hàng hóa và dịch vụ - Chương 3: Hoạt động cung ứng dịch vụ
46 trang 32 0 0 -
31 trang 32 0 0
-
Giáo trình Thương mại quốc tế: Phần 2 - PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên
139 trang 30 0 0 -
Các cam kết lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
3 trang 26 0 0 -
Bài giảng dịch vụ vận tải - dịch vụ hàng hoá
20 trang 26 0 0 -
Giáo trình Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - OMC): Phần 1
111 trang 25 0 0 -
Thực trạng phát triển thương mại điện tử của Hà Nội và những vấn đề đặt ra hiện nay
9 trang 25 0 0 -
Giáo trình Kinh tế thương mại: Phần 1
349 trang 24 0 0 -
Những cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam khi gia nhập TPP
11 trang 23 0 0 -
99 trang 22 0 0
-
Bài giảng Kinh tế thương mại 1 - Chương 4: Thương mại hàng hóa
23 trang 22 0 0 -
Cẩm nang doanh nghiệp Tóm lược Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
156 trang 22 0 0 -
Bài giảng Thương mại hàng hóa và dịch vụ - Chương 2: Hoạt động mua bán hàng hóa
29 trang 21 0 0 -
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 4: Luật WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
30 trang 21 0 0