
Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG V TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆMỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Cung cầu tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua lãi suất được hình thànhtrên thị trường tiền tệ. Lãi suất là biến số kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hay mứcthu nhập của nền kinh tế. Vì thế ngân hàng trung ương có thể tác động đến lãi suấtbằng cách thay đổi mức cung tiền, từ đó có thể tác động đến mức thu nhập hay sảnlượng của nền kinh tế. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về cung và cầu tiềntệ, các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tác động đến mức cungtiền, và cuối cùng là xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ cũng nhưnhững thay đổi của mức lãi suất cân bằng trên thị trường do sự biến động của cung vàcầu tiền tệ.NỘI DUNG5.1. CUNG TIỀN 5.1.1. Khái niệm về cung tiền Thước đo về khối lượng tiền của một quốc gia được gọi là cung tiền. Thước đonày sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào quốc gia chúng ta đang quan tâm và kháiniệm về cung tiền được quốc gia này định nghĩa rộng đến mức nào. Cần phải lưu ýmức cung tiền thay đổi khi có các công cụ tài chính mới tạo ra. Ví dụ, séc, thẻ thanhtoán điện tử, tiền trên tài khoản... Thường người ta phân cung tiền thành cung tiền hẹp và cung tiền rộng. Cungtiền hẹp (M1) bao gồm tiền mặt đang lưu hành trong công chúng (C) và tiền gửi khôngkỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (D) và các khoản TK có thể viết thành séc. Trongkhi đó cung tiền rộng (M2) bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi hay khoản ký tháccó kỳ hạn tại ngân hàng thương mại. Đối với Việt Nam ngân hàng Nhà nước (hay ngân hàng Trung ương) xem mứccung tiền là M1. Mức cung tiền của Việt Nam là tổng số tiền có khả năng thanh toán hay khốitiền có tính thanh toán khoản cao. Mức cung tiền bao gồm tiền mặt đang lưu hành (C)và các khoản tiền gửi không kỳ hạn (D) tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhưvậy ta có mức cung tiền: M1 = Tiền mặt trong lưu thông (C) + Tiền gửi không kỳ hạn (D) Từ đó suy ra mức cung tiền rộng M2 là: M1 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Để đơn giản trong giáo trình này, chúng ta có thể định nghĩa cung tiền theonghĩa hẹp nhất của nó (điều này cũng phù hợp với quan điểm của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam) là: M1 = C + D (5.1) Trong đó: - C: là lượng tiền nắm giữ gởi công chúng hay lưu thông trong công chúng. - D: là lượng tiền gửi/ký thác (tiền gửi không kỳ hạn) 5.1.2. Tiền cơ sở, hệ thống ngân hàng và quá trình tạo cung tiền 5.1.2.1. Tiền cơ sở và hệ thống ngân hàng 62 Mỗi quốc gia có một ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương là cơ quanđộc quyền phát hành tiền. Tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt gọi là tiền cơ sở hay tiềnmạnh (MB). Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được đưa ra lưuhành (C) và một phần dưới dạng dự trữ (R, bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ phụtrội). Như vậy chúng ta có lượng tiền phát hành của ngân hàng trung ương là: MB = C + R (5.2) Gọi m là thừa số tiền (hay còn gọi là số nhân tiền tệ), m phản ánh số cung tiềnđược tạo ra từ một đơn vị tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB). Như vậy chúng ta có côngthức tính m như sau: M1 m= Hay M1 = m.MB MB MB Lượng cung tiền trong nền kinh tế là một đại lượng rất quan trọng bởi lẽ nó cóảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố như lãi suất, giá cả và thu nhập của nền kinh tế. Chínhvì vậy các quốc gia đều tìm cách kiểm soát lượng cung tiền. Nhiệm vụ quan trọng nàyđược giao cho ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là ngân hàng Nhà nước). Để hiểuđược cách thức mà ngân hàng trung ương tác động vào cung tiền, chúng ta hãy xem xétmột số khái niệm và các hoạt động của hệ thồng ngân hàng trên thị trường tiền tệ. Có bốn chủ thể chính tham gia vào quá trình tạo tiền trong nền kinh tế, đó là:Ngân hàng Trung ương (NHTW), các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng thươngmại, viết tắt là NHTM), người gửi tiền và những người đi vay. Chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất là ngân hàng trung ương, chức năng chínhcủa NHTW là phát hành tiền và thực hiện các chính sách tiền tệ. Hãy quan sát bảng cânđối kế toán của một NHTW để hiểu rõ hơn về điều này. Bảng cân đối kế toán của NHTW Tài sản có Tài sản nợ - Các chứng khoán chính phủ - Tiền trong lưu thông (C) - Các khoản cho vay chiết khấu đối - Dự trữ (R) với NHTM Các tài sản nợ của NHTW là rất quan trọng vì chúng có tác động quyết định đếnmức cung tiền, thực ra đây là các bộ phận cấu thành tiền cơ sở (MB). Hãy xem lại côngthức (5.3) sẽ rõ hơn về điều này. M1 = m.MB = m (C + R) (5.4) Trong đó: - Tiền lương lưu thông (C): là tiền giấy hoặc tiền xu được công chúng nắm giữvà sử dụng. - Dự trữ (R): các ngân hàng thương mại luôn phải có một lượng tiền dự trữ vàphải mở tài khoản tại NHTW để giữ khoản dự trữ này. Dự trữ bao gồm tiền gửi của cácngân hàng thương mại tại NHTW cộng tiền dự trữ tài chính các ngân hàng thương mại.Lượng tiền này được gọi là tiền mặt tại két. Dự trữ giữ ở NHTW thuộc tài sản có củangân hàng thương mại nhưng lại là tài sản nợ của NHTW. Tổng lượng tiền dự trữ củaNHTM được chia làm hai phần: + Dự trữ bắt buộc: là khối lượng tiền dự trữ mà NHTW yêu cầu các NHTMphải trích lập. Tỷ lệ phần tiền giử mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo quy định gọilà dự trữ bắt buộc. 63 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế vĩ mô Giáo trình Kinh tế vĩ mô Mô hình kinh tế Kinh tế thế giới Thị trường tiền tệ Kinh tế mởTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 775 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 621 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 577 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 347 0 0 -
293 trang 335 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 311 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 306 2 0 -
38 trang 285 0 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 266 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 231 1 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới
238 trang 208 0 0 -
tài liệu môn Kinh tế vĩ mô_chương 1
10 trang 201 0 0 -
Bài giảng môn Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Lưu Thị Phượng
51 trang 200 0 0 -
229 trang 195 0 0
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ, TÍN DỤNG
68 trang 192 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Đại học Nội vụ Hà Nội
63 trang 185 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0 -
GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ _ CHƯƠNG 8
12 trang 169 0 0 -
Nguyên lý Kinh tế vĩ mô (Bài Tập và lời giải): Phần 2
77 trang 164 0 0 -
Đề thi Kinh tế vi mô Đề 16_ K33
6 trang 157 0 0