Danh mục tài liệu

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Trường Trung cấp Tháp Mười

Số trang: 98      Loại file: docx      Dung lượng: 17.30 MB      Lượt xem: 180      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Lắp ráp và cài đặt máy tính" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên hiểu được tổng quan về máy vi tính; biết được chức năng từng thành phần của máy vi tính; cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng; chọn lựa các thiết bị để lắp ráp một máy vi tính;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Trường Trung cấp Tháp Mười SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH Đồng Tháp, năm 2020MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH Mã mô đun: MĐ11 * VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học Kỹ thuật điện- điện tử, cấu trúc máy tính và nguyên lý hệ điều hành. Tính chất: Là mô đun chuyên ngành. Ý nghĩa và vai trò: Đây là mô đun đào tạo cơ sở ngành, cung cấp cho học sinh các kỹ năng cơ bản nhất về máy tính, biết cách lựa chọn các thành phần và lắp ráp máy tính của nghề Quản trị mạng. * MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Hiểu được tổng quan về máy vi tính. Biết được chức năng từng thành phần của máy vi tính. Cài đặt được hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng. Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp một máy vi tính. Chuẩn đoán và khắc phục được sự cố máy tính. Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. * NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: Tên các Thời gian Số bài trong TT mô đun Tổng số Lý thuyết Thực Kiểm hành tra* Lắp ráp 1 máy vi 24 8 15 1 tính Cài đặt hệ điều hành 2 và trình 28 8 20 điều khiển Cài đặt phần 3 20 8 11 1 mềm ứng dụng 4 Sao lưu 16 6 10 phục hồi hệ thống Kiểm tra 5 kết thúc 2 2 môn Cộng 90 30 56 4 BÀI 1: LẮP RÁP MÁY TÍNH I. GIỚI THIỆU CÁC THÀNH PHẦN MÁY TÍNH 1. Giới thiệu chung: Mọi hệ thống máy tính có các thiết bị cơ bản sau: Hình 1.1: Sơ đồ tổng quan về các thành phần của máy vi tính 1. Vỏ máy: Là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn, Mainboard, card v.v.. và có tác dụng bảo vệ máy tính. 2. Nguồn điện: Cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong máy tính. 3. Mainboard : Có chức năng liên kết các thành phần tạo nên máy tính và là bảng mạch lớn nhất trên máy vi tính hiện nay. 4. CPU (Central Processing Unit): Bộ vi xử lý chính của máy tính. 5. Bộ nhớ trong (ROM, RAM): Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU. Có nghĩa là nó giao tiếp với CPU không qua một thiết bị trung gian hay yêu cầu ngắt. 6. Bộ nhớ ngoài: Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU, bao gồm các loại: đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM v.v... Khi giao tiếp với CPU nó phải qua một thiết bị trung gian (thường là RAM) hay gọi ngắt. 7. Màn hình: Là thiết bị đưa thông tin ra giao diện trực tiếp với người dùng. Đây là thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính. 8. Bàn phím: Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng. Đây là thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính. 9. Chuột: Thiết bị điều khiển trong môi trường đồ họa giao diện trực tiếp với người sử dụng. 10. Máy in: Thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng. 11. Các thiết bị như Card mạng, Modem, máy fax,... phục vụ cho việc lắp đặt mạng máy tính và các chức năng khác. 2. THIẾT BỊ NỘI VI Mục tiêu: Trình bày được chức năng của từng thiết bị nội vi Lắp ráp các thiết bị tương thích với nhau 2.1. Vỏ máy (Case) Vỏ máy được ví như ngôi nhà của máy tính, là nơi chứa các thành phần còn lại của máy tính. Vỏ máy bao g ồm các khoang đĩa 5.25” để chứa ổ đĩa Lắp ráp và cài đặt máy tính Trang 4 CD, khoang 3.5” để chứa ổ cứng, ổ mềm, chứa nguồn để cấp nguồn điện cho máy tính. Vỏ máy càng rộng thì máy càng thoáng mát, vận hành êm. Hình 1.2: Các khoang bên trong vỏ máy Hình 1.3: Các khay và vị trị bên ngoài vỏ máy 2.2. Bộ nguồn (POWER) Nguồn điện máy tính là một biến áp và một số mạch điện dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều AC 110V/220V thành nguồn điện một chiều ±3,3V, ±5V và ±12V cung cấp cho toàn bộ hệ thống máy tính. Công suất trung bình của bộ nguồn hiện nay khoảng 350W đến 500W. Hiện nay máy vi tính cá nhân thường sử dụng bộ nguồn ATX. Trên thực tế có loại nguồn ATX có nhiều chức năng như có thể tự ngắt khi máy tính thoát khỏi Windows 95 trở lên. Song về cấu trúc phích cắm vào Mainboard có 20 chân hoặc 24 chân, phích cắm nguồn phụ 12v có 4 chân và có dây cung cấp nguồn có điện thế -3,3V và +3,3V. Sau đây là sơ đồ chân của phích cắm Mainboard của nguồn ATX. Hình 1.4: Chân của bộ nguồn máy tính Dây Màu Tín hiệu Dây Màu Tín hiệu Lắp ráp và cài đặt máy tính Trang 5 1 Gạch +3,3V 11 Gạch +3,3 2 Gạch +3,3V 12 Xanh Sẫm -12V 3 Đen Nối đất 13 Nối đất Đen 4 Đỏ +5V 14 PS_ON Xanh lá 5 Đen Nối đất 15 Nối đất Đen 6 Đỏ +5V 16 Nối đất Đen 7 Đen Nối đất 17 Nối đất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: