Danh mục tài liệu

Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy vi tính - Trường TCN Đông Sài Gòn

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 151      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy vi tính với các nội dung chính như: Tháo, lắp máy vi tính; khai báo hệ thống, phân vùng ổ đĩa; cài đặt hệ điều hành Windows; cài đặt các chương trình ứng dụng khác; tạo tập tin ảnh (Ghost): Backup và Restore khi gặp sự cố; cài đặt và chia xẻ một kết nối Internet cho nhiều người dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy vi tính - Trường TCN Đông Sài Gòn Trường TCN Đông Sài Gòn – Khoa CNTT Lời nói đầu Chương trình giúp học viên nắm được cấu trúc máy tính, chức năng của từng thiết bị, chọn và lắp ráp một cấu hình máy tính phù hợp với yêu cầu công việc của mỗi người. Cài đặt một máy tính hoàn chỉnh. Nội dung chương trình học:  Nắm chức năng của từng thiết bị. Chọn một cấu hình máy tính như thế nào là đồng bộ phù hợp với công việc của mỗi người.  Tháo, lắp máy vi tính  Khai báo hệ thống, phân vùng ổ đĩa  Cài đặt hệ điều hành Windows  Cài đặt các chương trình ứng dụng khác  Tạo tập tin ảnh (Ghost): Backup và Restore khi gặp sự cố  Cài đặt và chia xẻ một kết nối Internet cho nhiều người dùng  Nhận dạng lỗi và khắc phục các sự cố máy tính. Sau khi hoàn thành khoá học, học viên chắc chắn sẽ chọn cho mình một cấu hình máy vi tính phù hợp, xử lý và tối ưu chiếc máy đã chọn. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các bậc phụ huynh và học viên đóng góp ý kiến để chương ngày một hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Trang 1 Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính BÀI 1 CẤU TRÚC MÁY TÍNH ------------- I. Các khái niệm cơ bản: 1. Phần cứng (Hardware): Phần cứng là các thiết bị vật lý của máy tính. 2. Phần mềm (Software): Là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ. Phần mềm chia làm 2 loại: Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver). Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính. 3. Các loại máy tính thông dụng: 3.1 Mainframe: Hình bên là một siêu máy tính của hãng IBM với tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục vụ mạng Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ..... 3.2 PC - Persional Computer: Máy vi tính cá nhân, tên gọi khác máy tính để bàn (Desktop). Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay. Trang 2 Trường TCN Đông Sài Gòn – Khoa CNTT 3.3 Laptop, DeskNote, Notebook Là những máy tính xách tay, kê đùi. 3.4 PDA - Persional Digital Assistant Thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân. Tên gọi khác: máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC). Ngày nay có rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA. II. Cấu trúc máy tính: THIẾT BỊ XỬ LÝ THIẾT BỊ NHẬP  +  THIẾT BỊ XUẤT THIẾT BỊ LƯU TRỮ 1. Thiết bị nhập (Input Devices) Là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, máy scan... 2. Thiết bị xử lý (Processing Devies) Là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ. 3. Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices) Là những thiết bị lưu trữ dữ liệu bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chì đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM. Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác. Trang 3 Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính 4. Thiết bị xuất (Output Devices) Là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ máy tính. Thiết bị xuất bao gồm màn hình, đèn chiếu, máy in... BÀI 2 THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH -------------------------- I. THIẾT BỊ NỘI VI 1. Vỏ máy - Case Công dụng: Thùng máy là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường. Case chưa sử dụng Case đang sử dụng Case hết sử dụng 2. Bộ nguồn - Power Công dụng: là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau. Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy. 3. Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard) Công dụng: Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy. Nhận dạng: là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy. Trang 4 Trường TCN Đông Sài Gòn – Khoa CNTT 3.1 Bên trong mainboard 3.1.1 Chipset Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard. Nhân dạng: Là con chíp lớn nhấn trên main và thừơng có 1 gạch vàng ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất. Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA... 3.1.2 Giao tiếp với CPU. Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard. Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket). + Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm. + Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU. Socket 370 Socket 478 Socket 775 3.1.3 AGP Slot Khe cắm card màn hình AGP viết tắt từ Array Graphic Adapter. Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa. Nhận dạn ...