Danh mục tài liệu

Giáo trình Luật so sánh (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 cuốn giáo trình đem đến những nội dung cụ thể hơn về Luật So sánh: Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (dòng họ common law), dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, dòng họ pháp luật Hồi giáo. Hi vọng giáo trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Luật so sánh (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 CHƯƠNG 3 DÒNG HỌ PHÁP LUẬT ANH – MỸ (DÒNG HỌ COMMON LAW)1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÒNG HỌ COMMON LAW1.1. Thuật ngữ “Common law” Dòng họ này được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau. Có tài liệu gọidòng họ pháp luật này là dòng họ pháp luật Anh – Mỹ, có tài liệu gọi là dòng họAnglo – Saxon và cũng có tài liệu gọi là dòng họ pháp luật án lệ “common law”. Thuật ngữ common law dường như là thuật ngữ tương đối rắc rối vì luônđược sử dụng để làm hàm chỉ sự tương phản nào đó và nghĩa chuẩn xác của thuậtngữ phụ thuộc vào chính sự tương phản mà thuật ngữ đó hàm chỉ. Thuật ngữ common law được hiểu theo nghĩa thông dụng hơn và thườngđược đặt trong mối quan hệ với luật thành văn. Với nghĩa này, có nhiều cách khácnhau để diễn tả “common law” như: án lệ, luật do thấm phán làm ra, luật tập quán,và luật bất thành văn. Nói cách khác, theo nghĩa vụ này, “common law” là luậtkhông do cơ quan lập pháp làm ra mà được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án (ánlệ) và bằng tập quán pháp. Thêm vào đó thuật ngữ “common law” còn có nghĩa là luật chứ không phảilà luật nước ngoài; nói cách khác, đó là luật Anh tại quốc gia Anh và tất cả cácthuộc địa của Anh. Vì vậy, common law được hiểu rất rộng bao gồm toàn bộ phápluật Anh như án lệ, luật thành văn, tập quán pháp và công bằng. Cuối cùng thuật ngữ “common law” còn hàm chỉ toàn bộ những hệ thốngpháp luật Anh ở đó phán quyết của tòa giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nguồnluật.1.2. Đặc điểm của dòng họ common law Dòng họ pháp luật có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh – quốc gia ở châuÂu nhưng dòng họ pháp luật này lại có một số điểm khác biệt căn bản với dòng họpháp luật civil law. 37 Thứ nhất, common law là dòng họ pháp luật trong đó hệ thống pháp luật trựcthuộc ít nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ nhưnguồn luật chính thống tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệpháp ở các hệ thống pháp luật này đều ít nhiều chi phối hệ thống tòa án lệ theohướng: các phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộctòa án cấp dưới trong quá trình xét xử chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dướitrong quá trình xét xử các vụ hiện tại. Học thuyết này được triển khai áp dụng trênthực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của tòa án có giá trị ràng buộc đểtạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống và đáng tin cậy cho việc ápdụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tòa án trên toàn quốc trong công tác xét xử. Thứ hai, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common lawđóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật.Nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh, cội nguồn của dòng họ common law có thểthấy: pháp luật Anh không được pháp điển hóa như pháp luật của các nước thuộcdòng họ civil law; nước Anh không có những bộ luật chứa đựng toàn bộ những quyphạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù nào đó. Thứ ba, nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc họ common law không cósự phân biệt giữa luật công và luật tư như trong dòng họ civil law, trừ hệ thốngpháp luật Anh. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa luật công và luật tư ở Anh không cócùng mục đích như ở các nước thuộc dòng họ civil law. Thứ tư, chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống luật dòng họ commonlaw là chế định ủy thác – chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời dohoàn cảnh lịch sử riêng có của nước Anh. Thứ năm, sau khi hình thành ở Anh quốc, common law đã lan sang khắp cácchâu lục từ châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ commonlaw, một trong hai dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới. Sự bành trướng củacommon law của Anh diễn ra trong suốt quá trình Hoàng gia Anh thực hiện chínhsách thuộc địa hóa. 382. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Anh - Pháp luật Anh thời kỳ đế quốc La Mã trị vì Nói đến pháp luật của Anh dưới giác độ án lệ áp dụng chung trên toàn quốcnước Anh thì có thể coi lịch sử pháp luật của Anh bắt đầu từ chiến thắng của ngườiNorman ở trận chiến Hastings. Tuy nhiên, trước đó không phải nước Anh không cóluật, chỉ có điều, pháp luật thời Anglo Saxon và thậm chí trước đó, thời đế quốc LaMã có rất ít ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật Anh ngày nay. - Pháp luật Anh thời Anglo Saxon - Pháp luật Anh sau cuộc chinh phục của người Norman (từ thế kỉ XI đếncuối thế kỉ. + Giai đoạn áp dụng tập quán pháp + Giai đoạn hình thành và phát triển common law + Giai đoạn hình thành và phát triển equity (công bằng) từ thế kỷ XV đến thếXIX. ...