
Tài liệu luật so sánh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu luật so sánh TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT GIÁO TRÌNH LUẬT SO SÁNH Chuû bieân: TS. Nguyeãn Ngoïc Ñieän Caàn Thô - 2006 Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ MỤC LỤC PHẦN I- PHẦN CHUNG Trang Chương 1-Tổng quan về so sánh luật ………………………………………………. 01 Chương 2- Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới …………………………. 09 PHẦN II- PHẦN CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề 1- Quyền chiếm hữu trong luật của các nước …………………………. .24 Chuyên đề 2- Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng trong luật của Anh-Mỹ, Pháp, Đức và Italia ……………………………………………………………………………… 33 Chuyên đề 3- Các nguyên tắc xác định thiệt hại về tinh thần trong trách nhiệm dân sự- kinh nghiệm của các nước ………………………………………………………….. 56 Chuyên đề 4- Trust trong luật của Anh……………………………………………… 64 Chuyên đề 5- Quy chế pháp lý về chữ ký điện tử trong luật của Pháp và luật của Mỹ ……………………………………………………………………………………….. 83 Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ PHẦN I- PHẦN CHUNG Chương 1 Tổng quan về so sánh luật 1. Khung cảnh hình thành yêu cầu so sánh luật Sự đa dạng của luật. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, sự khác biệt về chế độ chính trị và sự dị biệt văn hoá là những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt giữa các hệ thống luật. Gắn với chủ quyền quốc gia, mỗi hệ thống luật là của riêng quốc gia ấy. Bởi vậy, có thể thừa nhận rằng có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống luật. Thậm chí, trong trường hợp Nhà nước được tổ chức theo mô hình liên bang, mỗi bang thành viên còn có cả hệ thống luật của bang mình. Luật và hệ thống pháp lý. Trong ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày, luật và hệ thống pháp lý được coi là những khái niệm đồng nghĩa. Đó là một hệ thống các quy tắc ứng xử trong quan hệ xã hội được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Về phương diện kỹ thuật, có thể định nghĩa hệ thống pháp lý là luật được áp dụng ở một nước. Ví dụ, hệ thống pháp lý của Pháp, của Mỹ, của Việt Nam,… Định nghĩa này thực ra cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi trong một Nhà nước liên bang có thể có nhiều hệ thống pháp lý; mặt khác, một nhóm nước có thể chỉ có một hệ thống pháp lý chung. 2. Đối tượng của luật học so sánh Đối tượng vĩ mô. Sự khác biệt có thể được nhìn nhận trong phạm vi toàn hệ thống, dẫn đến sự phân biệt giữa hệ thống này với hệ thống khác. Thông thường, một hệ thống đặc thù hình thành trên một nền văn hoá đặc thù. Chẳng hạn, văn hoá phương Tây là chiếc nôi của hệ thống pháp luật phương Tây; văn hoá nho giáo tương ứng với hệ thống pháp luật của các nước Viễn Đông. Bên cạnh đó, các ảnh hưởng tôn giáo cũng có thể khiến cho hệ thống luật trở nên đặc thù. Ví dụ điển hình là luật giáo hội ở châu Âu thời Trung cổ và luật Hồi giáo hiện nay. Có những khác biệt có nguồn gốc từ chế độ chính trị, ví dụ, luật xã hội chủ nghĩa khác với luật tư sản. Tuy nhiên, trong khung cảnh toàn cầu hoá đời sống kinh tế, những khác biệt có nguồn gốc từ sự khác biệt chế độ chính trị dần dần biến mất. Đối tượng vi mô. Sự khác biệt có thể có nguồn gốc từ những tác động chính trị, kinh tế, văn hoá, tôn giáo của từng nước đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, khiến cho quan điểm của người làm luật về cách giải quyết vấn đề pháp lý trở nên đặc thù. Ví dụ, luật của nhiều nước Hồi giáo cho đến nay vẫn thừa nhận chế độ đa thê và tình trạng bất bình đẳng nam nữ, trong khi chế độ này, tình trạng này đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở các nước tiền tiến và thậm chí ở nhiều nước đang phát triển. Tinh tế hơn nữa, có những khác biệt trong cách nhìn nhận sự việc, vấn đề, do các công cụ kỹ thuật được dùng để phân tích được tạo ra trong những hệ thống tư duy 1 Giáo trình Luật so sánh Khoa luật- Đại học Cần Thơ không giống nhau. Ví dụ, ở các nước theo văn hoá pháp lý latinh, quyền sở hữu được quan niệm là quyền tuyệt đối và độc nhất đối với tài sản; trái lại trong luật của các nước theo văn hoá pháp lý Anh-Mỹ, quyền sở hữu cũng là một quyền tuyệt đối, nhưng không hẳn độc nhất: trên cùng một tài sản, có thể có nhiều người thực hiện các quyền tương tự như quyền sở hữu trong quan niệm la tinh, một cách độc lập với nhau. 2.2. Phương pháp So sánh bằng khái niệm. Việc so sánh luật có thể được thực hiện bằng cách đứng hẳn ở góc nhìn của luật nước ngoài là đối tượng của sự so sánh và dùng những khái niệm được xây dựng trong chính luật hữu quan (luật công cụ) để mô tả luật đó (luật được so sánh) hoặc, ngược lại, đứng hẳn ở góc nhìn của luật trong nước và dùng những khái niệm của luật trong nước để phân tích luật nước ngoài. Cách thứ nhất thường được áp dụng trong trường hợp giữa hai hệ thống luật có sự chênh lệch về trình độ phát triển kỹ thuật và luật được so sánh đang trong lộ trình hoàn thiện theo khuôn mẫu luật công cụ (có vận dụng). Cách thứ hai thường được áp dụng trong trường hợp cần làm rõ những nét đặc trưng có nguồn gốc văn hoá, lịch sử của luật trong nước trong mối quan hệ so sánh với luật nước ngoài. So sánh từ các căn cứ lịch sử. Trong một nước mà luật mang tính kế thừa, các dấu ấn của quá khứ để lại trong luật hiện đại có thể tạo thành những nét đặc thù của hệ thống luật so với các hệ thống luật cùng thời khác. Ví dụ, quyền hưởng hoa lợi trong luật của Pháp có nguồn gốc từ chế độ sở hữu phong kiến về đất đai; trust trong luật Anh-Mỹ xuất xứ từ mối quan hệ đặc biệt giữa người trực tiếp khai thác đất và người có quyền lợi gắn với đất. So sánh bằng cách dựa vào các yếu tố văn hoá, xã hội. Ngôn ngữ, tính cách, ý thức hệ thống, tình hình chính trị,… hay các yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị nói chung có tác động nhất định ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật doanh nghiệp Giáo trình luật so sánh luật so sánh bài giảng luật so sánh tài liệu luật so sánh pháp luật đại cương luật kinh doanh luật Việt Nam luật dân sự luật kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 323 0 0 -
Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
4 trang 282 0 0 -
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 249 0 0 -
Tiểu luận: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
30 trang 248 0 0 -
8 trang 246 0 0
-
Tìm hiểu Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình: Phần 2
93 trang 233 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự
24 trang 209 1 0 -
Luật doanh nghiệp - Các loại hình công ty (thuyết trình)
63 trang 177 0 0 -
Bàn về thuế chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất
2 trang 175 0 0 -
Giáo trình luật tố tụng hành chính - Ths. Diệp Thành Nguyên
113 trang 174 0 0 -
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Ngọc Điện
108 trang 167 0 0 -
Tiểu luận: Các giải pháp hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
7 trang 160 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 155 0 0 -
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Thừa kế theo pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
13 trang 151 0 0 -
TÍNH HỢP LÝ CỦA VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT QUA BỘ LUẬT NAPOLEON 1804
18 trang 151 0 0 -
9 trang 137 0 0
-
Mẫu Hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin
7 trang 131 0 0 -
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương
135 trang 123 0 0 -
Những khó khăn và hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
12 trang 122 0 0 -
Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH
14 trang 121 0 0