Danh mục tài liệu

Giáo trình Máy tàu thuỷ (Nghề: Máy trưởng hạng nhất phương tiện thuỷ nội địa) - Trường Cao đẳng nghề Số 20

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Máy tàu thuỷ (Nghề: Máy trưởng hạng nhất phương tiện thuỷ nội địa) với mục tiêu giúp người học có khả năng hiểu sâu, hiểu rộng hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ diesel cũng như các hệ thống và trang thiết bị phụ trên tàu; biết cách ứng dụng, sử dụng, chăm sóc và bảo quản, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác động cơ diesel.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Máy tàu thuỷ (Nghề: Máy trưởng hạng nhất phương tiện thuỷ nội địa) - Trường Cao đẳng nghề Số 20 QUÂN KHU 3 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 20 ------ GIÁO TRÌNH MÔN: MÁY TÀU THỦY NGHỀ: MÁY TRƯỞNG HẠNG NHẤTPHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2020 1 MĐ: MÁY TÀU THỦY NỘI DUNG TỔNG QUÁT a) Mã số: MĐ 02. b) Thời gian: 90 giờ. c) Mục tiêu: Giúp người học có khả năng hiểu sâu, hiểu rộng hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ diesel cũng như các hệ thống và trang thiết bị phụ trên tàu; biết cách ứng dụng, sử dụng, chăm sóc và bảo quản, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác động cơ diesel. d) Nội dung: Thời gian đào STT Nội dung tạo (giờ) 1 Bài 1: Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel 1.1 Phân tích quá trình cháy trong động cơ diesel 1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cháy trong động cơ diesel 15 1.3 Tăng áp cho động 2 kỳ: sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động 1.4 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 2 Bài 2: Cấu tạo động cơ 2.1 Phân tích yêu cầu, cấu tạo và nâng cao sức bền trục khuỷu 10 2.2 Ổ đỡ trục: yêu cầu, cấu tạo, các loại bạc trục, hư hỏng, biện pháp khắc phục 3 Bài 3: Hệ thống phân phối khí 3.1 Đặc điểm của biên dạng cam phân phối khí 3.2 Cấu tạo một số dạng con đội, quan hệ lắp ghép giữa con 10 đội và cam 3.3 Kiểm tra các dạng hư hỏng của hệ thống và biện pháp khắc phục 4 Bài 4: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel 4.1 Bơm cao áp, vòi phun và nguyên lý điều chỉnh lượng nhiên liệu của thiết bị này 4.2 Một số loại vòi phun thông dụng hiện nay: vòi phun 1 lỗ 10 tia, nhiều lỗ tia (cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hư hỏng, cách kiểm tra và biện pháp khắc phục) 4.3 Bộ điều tốc: hư hỏng thông thường, biện pháp khắc phục 2 4.4 Kiểm tra các dạng hư hỏng của hệ thống và biện pháp khắc phục 5 Bài 5: Hệ thống bôi trơn - làm mát 5.1 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hư hỏng, cách kiểm tra và biện pháp khắc phục bơm chuyển dầu kiểu bánh răng trong 5.2 Bầu lọc dầu nhờn kiểu phiến gạt (cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vệ sinh bầu lọc) 12 5.3 Nguyên lý lọc dầu, máy lọc dầu ly tâm tự xả: cấu tạo, nguyên lý hoạt động 5.4 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 6 Bài 6: Hệ thống khởi động - đảo chiều 6.1 Khởi động động cơ bằng không khí nén dùng van piston, khởi động bằng thiết bị thuỷ khí 12 6.2 Đảo chiều bằng chân vịt biến bước 6.3 Đảo chiều dùng cánh cửa nước 7 Bài 7: Nhiên liệu và dầu nhờn 7.1 Những tính chất chủ yếu của nhiên liệu, các chỉ tiêu cơ bản của nhiên liệu diezen, những yêu cầu chung của nhiên liệu diesel 7.2 Tiêu chuẩn Việt Nam về diesel (TCVN5689-1998) 15 7.3 Chọn nhiên liệu cho động cơ diesel tàu thuỷ 7.4 Các tính chất lý hoá của dầu nhờn, các chỉ tiêu chất lượng của dầu nhờn 7.5 Dầu nhờn động cơ: chức năng và tính chất của dầu nhờn động cơ, phân loại dầu nhờn động cơ Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc mô đun 6 Tổng cộng 90 3 CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DIEZEL 1.1. Phân tích quá trình cháy trong động cơ diesel. Giai đọan 1: Giai đoạn chuẩn bị cháy: Giai đoạn này được bắt đầu từ lúc nhiên liệu bắt đầu được phun vào xilanh động cơ (điểm b) đến khi áp suất bắt đầu tăng mãnh liệt, tức là đường cong áp suất biểu thị quá trình cháy tách khỏi đường cong nén (điểm c). Giai đoạn 2: Giai đoạn cháy chính: Giai đoạn này gọi là giai đoạn cháy chính, được tính từ khi nhiên liệu bắt đầu bốc cháy (điểm c) đến thời điểm áp suất trong xilanh động cơ đạt giá trị lớn nhất (điểm z 1). Ở giai đoạn này toàn bộ lượng nhiên liệu chưa cháy trong giai đoạn I sẽ bị đốt cháy cùng với một phần lượng nhiên liệu phun vào trong giai đoạn II với tốc độ rất nhanh, vì vậy tốc độ tỏa nhiệt của nhiên liệu rất lớn còn áp suất chất khí trong xilanh động cơ tăng lên một cách đáng kể. Giai đoạn 3: Được tính từ lúc áp suất trong xilanh động cơ đạt giá trị cực đại và kết thúc tại thời điểm nhiệt độ chất khí trong xilanh động cơ đạt giá trị lớn nhất (điểm z). Trong giai đoạn việc cung cấp nhiên liệu cho xilanh động cơ về bản chất là chấm dứt. Cường độ tỏa nhiệt ở giai đoạn này bắt đầu giảm xuống do nồng độ oxy giảm. Ở đầu giai đoạn này , mặc dù piston đã đi xuống, thể tích xilanh tăng dần nhưng do nhiên liệu còn tiếp tục cháy mãnh liệt nên áp suất trong xilanh động cơ thay đổi không lớn lắm. Trong giai đoạn này nhiệt lượng tỏa ra khoảng (40 % toàn bộ nhiệt lượng do nhiên liệu cháy. Sự thay đổi áp suất trong xilanh động cơ ở giai đoạn này phụ thuộc vào mối tương quan giữa tốc độ cháy của nhhiên liệu và tốc độ tăng thể tích của xilanh. Mặc dù quá trình cấp nhiên liệu thường kết thúc ở cuối giai đoạn này nhưng quá trình cháy có thể tiếp diễn sau điểm z. Giai đoạn 4: Giai đoạn cháy rớt Giai đoạn này là giai đoạn cháy rớt nhiên liệu, được tính từ lúc nhiệt độ khí cháy trong xilanh động cơ đạt giá trị lớn nhất đến thời điểm kết thú ...