Khái niệm Ngoại khoa thú y là một môn khoa học chuyên nghiên cứu những nguyên tắc và phương pháp chung thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa và các bệnh ngoại khoa xảy ra ở vật nuôi. Là tổng hợp những tác động cơ giới vào một tổ chức, cơ quan của động vật để thực hiện mục đích nào đấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình ngoại khoa thú y BÀI MỞ ĐẦUI. Khái niệm Ngoại khoa thú y là một môn khoa học chuyên nghiên cứu những nguyên tắc vàphương pháp chung thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa và các bệnh ngoại khoa xảyra ở vật nuôi. Là tổng hợp những tác động cơ giới vào một tổ chức, cơ quan của độngvật để thực hiện mục đích nào đấy. Ví dụ: Thực hiện các phẫu thuật trong chấn thương, nhiễm trùng, tổn thương,hoại tử, hoại thư, hecnia.. Theo tiếng latinh ngoại khoa được gọi là Chirurgie, được kết hợp từ 2 từ Chirosvà Urgos. Chiros: có nghĩa là ngón tay và Urgos: có nghĩa là nhanh chóng, cấp tốc.Tức là phẫu thuật cần đến sự nhanh chóng và khéo léo để chữa lành vết thương.II. Vị trí môn học ngoại khoa trong phòng và chữa bênh vật nuôi Ngoại khoa thú y là môn học chuyên khoa quan trọng trong hệ thống kiến thứcthú y. Cùng với các môn học chuyên khoa khác như : Bệnh học nội khoa, Truyềnnhiễm, Ký sinh trùng, Sản khoa,... môn học ngoại khoa khoa thú y góp phần hoànthiện kiến thức chuyên môn cho người học nghề và hành nghề thú y - Nhiều bệnh hoặc nhiều kỹ thuật xử lý vật nuôi không thể dùng thuốc để canthiệp mà phải có phẫu thuật ngoại khoa mới giải quyết được. Ví dụ : Nối ruột, Cắt bỏ khối u, mổ áp xe, mổ đẻ, mổ Hernia, nối gân, … - Thực hiện các quy trình công nghệ chăn nuôi bình thường phải nhờ các phẫuthuật ngoại khoa giải quyết. Ví dụ: Triệt sản để vỗ béo gia súc, cắt sừng hươu, nai hàng năm, lấy nhung, cắtbỏ răng nanh lợn con... - Phẫu thuật ngoại khoa chỉnh hình Ví dụ: vá mũi trâu, bò bị sứt, phẫu thuật bắt chéo dương vật để làm đực thí tình… Từ những ví dụ trên cho thấy môn ngoại khoa có liên quan rất nhiều đến môn họckhác và người bác sỹ ngoại khoa có một vai trò quan trọng để chứng minh kết quảchẩn đoán của bác sĩ nội, sản khoa là chính xác và bằng lưỡi dao mổ họ sẽ hoàn tấtviệc điều trị bệnh.III. Mối quan hệ với môn học khác Môn ngoại khoa gia súc là một môn học có quan hệ với nhiều môn học khác. Dovậy, muốn nắm chắc được môn ngoại khoa và ứng dụng vào điều kiện sản xuất, chúngta cần biết mối liên quan giữa môn học này với các môn học khác. Sự liên quan nàyđược thể hiện chặt chẽ và logic với một số môn học sau: - Giải phẫu học: Không thể mổ tốt nếu không có kiến thức tốt về giải phẫu định khu các vùng mổ. Ví dụ: Không thể mổ đẻ tốt, nếu không có kiến thức giải phẫu vềcơ, mạch máu, thần kinh,....ở vùng bụng, ở cơ quan tử cung. -1- - Sinh lý, Bệnh lý, Dược lý, Vi sinh vật: sẽ không thành công với bất kỳ một caphẫu thuật nào nếu người phẫu thuật không có kiến thức tốt về những môn học này,đặc biệt môn Dược lý và Vi sinh vật học. Kiến thức hai môn học này góp phần quyếtđịnh sự thành công của của điều trị ngoại khoa. - Chẩn đoán bệnh: giúp người thầy thuốc thú y xác định và phân biệt chính xáccác bệnh ngoại khoa với các bệnh khác, để lựa chọn phương án điều trị tối ưu. - Vệ sinh gia súc: Trong lĩnh vực thú y nói chung và ngoại khoa thú y nói riêng,ta không chữa bệnh bằng mọi giá, phải có quan điểm kinh tế rõ ràng, toàn diện. Nếusau phẫu thuật con vật không khôi phục được khả năng làm việc, không nâng cao khảnăng sản xuất thì tốt nhất nên loại thải, không điều trị. Quá trình phẫu thuật điều trịngoại khoa thú y phải luôn diễn ra trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, ngược lại phẫuthuật điều trị sạch sẽ (tiêu độc khử trùng tốt) sẽ góp phần đảm bảo môi trường an toàn,bền vững. - Luật Chăn nuôi thú y : Moị việc làm phải xuất phát từ lợi ích xã hội, lợi ích củangười chăn nuôi, của cộng đồng. Ví dụ: Các thao tác chọn lọc rò túi mật để chữa các bệnh về gan, mật là đúng, làtốt: nhưng chọc dò túi mật nhằm thu gom mật (mật gấu) một cách tàn nhẫn, tràn lan làmtổn hại đến quần thể vật nuôi quý hiếm cần được bảo vệ lại là có “tội’’, trái pháp luật. Tóm lại, môn học ngoại khoa thú y có liên quan trực tiếp đến rất nhiều các mônhọc khác, ngành học khác, người học nghề cần phải quán triệt đủ và thực thi cho tốt.IV. Nội dung chính của môn học ngoại khoa thú y Bao gồm hai phần chính yếu: 4.1. Ngoại khoa thú y thực hành (phẫu thuật ngoại khoa) Trong phần này đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp chung để thực hiệnnhững phẫu thuật ngoại khoa. Trang bị cho người học những kỹ thật cơ bản như :Phương pháp khử trùng tiêu độc trước, trong và sau phẫu thuật, kỹ thuật gây mê, gâytê, phương pháp rạch mổ, bóc tách tổ chức, phương pháp cầm màu trước, trong và sauphẫu thuật, phương pháp khâu vết mổ, kỹ thuật chăm sóc hậu phẫu... Người thầy thuốc ngoại khoa phải là người rất khéo tay trong thao tác, linh hoạtchuẩn xác trong xử lý tình huống phẫu thuật, nhằm đảm bảo mỗi ca phẫu thuật phảiđạt được yêu cầu: sạch, đẹp, nhanh, vô trùng chính xác và thành công 4.2. Bệnh học ngoại khoa Tại phần này cung cấp kiến thức về bệnh ngoại khoa thú y, chia làm hai nội dungcơ bản. ...
Giáo trình ngoại khoa thú y
Số trang: 158
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.99 MB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình ngoại khoa thú y Ngoại khoa thú y Lý thuyết ngoại khoa thú y Bài giảng ngoại khoa thú y Bệnh ngoại khoa thú y Tài liệu ngoại khoa thú yTài liệu có liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần: Ngoại - Sản thú y (Dùng cho chuyên ngành Chăn nuôi Thú y)
6 trang 46 0 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh ngoại khoa thú y
28 trang 35 0 0 -
Bệnh ngoại ký sinh trùng trên chó
19 trang 34 0 0 -
Giáo trình ký sinh trùng học thú y - Nguyễn Thị Kim Lan
316 trang 32 0 0 -
Nội – ngoại ký sinh trùng trên vật cưng (chó – mèo)
7 trang 29 0 0 -
Bài thuyết trình ngoại khoa thú y
47 trang 27 0 0 -
28 trang 25 0 0
-
Bệnh giun tròn trên heo : (giun đũa, giun phổi)
7 trang 25 0 0 -
18 trang 23 0 0
-
Giáo trình Ký sinh trùng học thú y
316 trang 23 0 0