Giáo trình Sử dụng máy tính trong dạy học toán: Phần 1 - Nguyễn Thị Tân An
Số trang: 43
Loại file: pdf
Dung lượng: 854.91 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Sử dụng máy tính trong dạy học toán: Phần 1 do Nguyễn Thị Tân An biên soạn có nội dung được tóm lược trong 2 chương đầu giới thiệu các kiến thức về các mô hình toán học tích cực nhằm hỗ trợ dạy - học toán, sử dụng phần mềm GSP trong dạy học toán. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sử dụng máy tính trong dạy học toán: Phần 1 - Nguyễn Thị Tân An ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA NGUYỄN THỊ TÂN AN GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DẠY HỌC TOÁN HUẾ - 2012 Chương I CÁC MÔ HÌNH TOÁN HỌC TÍCH CỰC NHẰM HỖ TRỢ DẠY - HỌC TOÁN Các mô hình toán tích cực được thiết kế bằng những phương tiện công nghệ như máy tính bỏ túi, máy tính điện tử là những công cụ thiết yếu để dạy, học và làm toán. Đặc biệt, những mô hình toán tích cực được thiết kế bằng phần mềm động trên máy tính cung cấp những hình ảnh trực quan về các ý tưởng toán học, thúc đẩy việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu và tính toán một cách hiệu quả, chính xác. Chúng có thể hỗ trợ những khảo sát toán của học sinh trong mọi lĩnh vực toán học, bao gồm hình học, đại số, giải tích, thống kê, đo đạc và số học. Với những công cụ công nghệ phù hợp, học sinh có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định, phản ánh, suy luận và giải quyết vấn đề. Học sinh có thể học toán được nhiều hơn, sâu hơn với việc sử dụng mô hình toán tích cực. Chúng ta không nên dừng lại ở mức độ sử dụng mô hình toán tích cực để minh họa cho học sinh hiểu và hình thành những trực giác cơ bản mà nên dùng các mô hình đó để nâng cao việc hiểu và khắc sâu các trực giác có được. Trong những chương trình dạy toán, mô hình toán tích cực nên được sử dụng rộng rãi với mục đích làm phong phú việc học toán của học sinh. Sự tồn tại, tính linh hoạt và tiềm năng của mô hình toán tích cực làm cho chúng ta thấy cần thiết phải xem lại những kiến thức toán nào học sinh nên học bằng phương tiện công nghệ hiện đại, cũng như làm thế nào để các em học những kiến thức toán đó một cách tốt nhất. 1. Mô hình toán tích cực nâng cao chất lượng học toán Mô hình toán tích cực có thể giúp học sinh học toán. Ví dụ, với máy tính bỏ túi và máy tính điện tử, học sinh có thể xem xét nhiều ví dụ hay những dạng biểu diễn hơn là thao tác trên giấy bút, vì thế các em có thể đặt và khám phá các giả thuyết một cách dễ dàng hơn. Khả năng đồ họa của những mô hình toán tích cực cho phép học sinh dễ dàng tiếp cận các mô hình có tính trực quan tốt. Khả năng tính toán của các mô hình toán tích cực giúp học sinh có thể mở rộng phạm vi bài toán dễ dàng, tiến hành các phép tính quen thuộc nhanh và chính xác, như thế các em có nhiều thời gian hơn để hình thành các khái niệm mới và mô hình hóa toán học. Mô hình toán tích cực có thể nuôi dưỡng và thúc đẩy học sinh tham gia và làm chủ các ý tưởng toán học trừu tượng. Mô hình toán tích cực làm phong phú phạm vi và chất lượng khảo sát toán bằng cách cung cấp một phương tiện để nhìn thấy được các ý tưởng toán học từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc học của học sinh được trợ giúp bởi những phản ánh mà mô hình toán tích cực có thể cung cấp như: kéo rê một điểm trong môi trường hình học động, khi đó hình dáng của hình sẽ thay đổi; thay đổi công thức trong các bảng tính ta sẽ thấy ngay các yếu tố phụ thuộc sẽ thay đổi theo. Mô hình toán tích cực cũng cung cấp một tiêu điểm khi các học sinh thảo luận với nhau và với giáo viên về các đối tượng toán trên màn hình và ảnh hưởng của những phép biến đổi mà mô hình toán tích cực cho phép. Mô hình toán tích cực tạo cho giáo viên những cơ hội để điều chỉnh việc dạy phù hợp với nhu cầu đặc biệt của học sinh. Những học sinh hay xao lãng với việc học toán có thể tập trung hơn với những vấn đề toán trên máy tính. Đối với những học sinh hay gặp khó khăn trong học toán, các em có thể thu được kết quả từ những sai lầm mà các em gây nên trong môi trường máy tính. Những học sinh hay gặp phải rắc rối với những quy tắc toán cơ bản có thể phát triển và trình bày những hiểu biết của mình về toán bằng một cách khác, mà những điều đó sẽ giúp các em hiểu được các quy tắc. Khả năng thu hút học sinh bằng những thách thức có tính cụ thể hóa trong toán tăng lên đáng kể khi sử dụng những mô hình tích cực được thiết kế một cách chuyên dụng. 2. Mô hình toán tích cực hỗ trợ việc dạy toán hiệu quả Việc sử dụng có hiệu quả mô hình toán tích cực trong lớp học phụ thuộc vào giáo viên. Mô hình toán tích cực không phải là phương thuốc bách bệnh. Cũng giống như mọi phương tiện dạy học khác, nó có thể được sử dụng tốt hay tồi. Giáo viên nên sử dụng mô hình toán tích cực để nâng cao những cơ hội học tập của học sinh. Giáo viên chọn và sáng tạo các nhiệm vụ toán nhằm tận dụng được các thế mạnh của mô hình toán tích cực như vẽ đồ thị và tính toán. Giáo viên có thể dùng các mô phỏng để học sinh thực hành với những tình huống có vấn đề mà khó có thể thực hiện được nếu không có mô hình toán tích cực. Giáo viên cũng có thể sử dụng các số liệu và tài liệu trên mạng internet để thiết kế các nhiệm vụ toán cho học sinh. Những bảng tính toán, phần mềm hình học động và máy tính là những công cụ hữu ích để đặt ra các bài toán có giá trị về mặt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sử dụng máy tính trong dạy học toán: Phần 1 - Nguyễn Thị Tân An ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA NGUYỄN THỊ TÂN AN GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DẠY HỌC TOÁN HUẾ - 2012 Chương I CÁC MÔ HÌNH TOÁN HỌC TÍCH CỰC NHẰM HỖ TRỢ DẠY - HỌC TOÁN Các mô hình toán tích cực được thiết kế bằng những phương tiện công nghệ như máy tính bỏ túi, máy tính điện tử là những công cụ thiết yếu để dạy, học và làm toán. Đặc biệt, những mô hình toán tích cực được thiết kế bằng phần mềm động trên máy tính cung cấp những hình ảnh trực quan về các ý tưởng toán học, thúc đẩy việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu và tính toán một cách hiệu quả, chính xác. Chúng có thể hỗ trợ những khảo sát toán của học sinh trong mọi lĩnh vực toán học, bao gồm hình học, đại số, giải tích, thống kê, đo đạc và số học. Với những công cụ công nghệ phù hợp, học sinh có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định, phản ánh, suy luận và giải quyết vấn đề. Học sinh có thể học toán được nhiều hơn, sâu hơn với việc sử dụng mô hình toán tích cực. Chúng ta không nên dừng lại ở mức độ sử dụng mô hình toán tích cực để minh họa cho học sinh hiểu và hình thành những trực giác cơ bản mà nên dùng các mô hình đó để nâng cao việc hiểu và khắc sâu các trực giác có được. Trong những chương trình dạy toán, mô hình toán tích cực nên được sử dụng rộng rãi với mục đích làm phong phú việc học toán của học sinh. Sự tồn tại, tính linh hoạt và tiềm năng của mô hình toán tích cực làm cho chúng ta thấy cần thiết phải xem lại những kiến thức toán nào học sinh nên học bằng phương tiện công nghệ hiện đại, cũng như làm thế nào để các em học những kiến thức toán đó một cách tốt nhất. 1. Mô hình toán tích cực nâng cao chất lượng học toán Mô hình toán tích cực có thể giúp học sinh học toán. Ví dụ, với máy tính bỏ túi và máy tính điện tử, học sinh có thể xem xét nhiều ví dụ hay những dạng biểu diễn hơn là thao tác trên giấy bút, vì thế các em có thể đặt và khám phá các giả thuyết một cách dễ dàng hơn. Khả năng đồ họa của những mô hình toán tích cực cho phép học sinh dễ dàng tiếp cận các mô hình có tính trực quan tốt. Khả năng tính toán của các mô hình toán tích cực giúp học sinh có thể mở rộng phạm vi bài toán dễ dàng, tiến hành các phép tính quen thuộc nhanh và chính xác, như thế các em có nhiều thời gian hơn để hình thành các khái niệm mới và mô hình hóa toán học. Mô hình toán tích cực có thể nuôi dưỡng và thúc đẩy học sinh tham gia và làm chủ các ý tưởng toán học trừu tượng. Mô hình toán tích cực làm phong phú phạm vi và chất lượng khảo sát toán bằng cách cung cấp một phương tiện để nhìn thấy được các ý tưởng toán học từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc học của học sinh được trợ giúp bởi những phản ánh mà mô hình toán tích cực có thể cung cấp như: kéo rê một điểm trong môi trường hình học động, khi đó hình dáng của hình sẽ thay đổi; thay đổi công thức trong các bảng tính ta sẽ thấy ngay các yếu tố phụ thuộc sẽ thay đổi theo. Mô hình toán tích cực cũng cung cấp một tiêu điểm khi các học sinh thảo luận với nhau và với giáo viên về các đối tượng toán trên màn hình và ảnh hưởng của những phép biến đổi mà mô hình toán tích cực cho phép. Mô hình toán tích cực tạo cho giáo viên những cơ hội để điều chỉnh việc dạy phù hợp với nhu cầu đặc biệt của học sinh. Những học sinh hay xao lãng với việc học toán có thể tập trung hơn với những vấn đề toán trên máy tính. Đối với những học sinh hay gặp khó khăn trong học toán, các em có thể thu được kết quả từ những sai lầm mà các em gây nên trong môi trường máy tính. Những học sinh hay gặp phải rắc rối với những quy tắc toán cơ bản có thể phát triển và trình bày những hiểu biết của mình về toán bằng một cách khác, mà những điều đó sẽ giúp các em hiểu được các quy tắc. Khả năng thu hút học sinh bằng những thách thức có tính cụ thể hóa trong toán tăng lên đáng kể khi sử dụng những mô hình tích cực được thiết kế một cách chuyên dụng. 2. Mô hình toán tích cực hỗ trợ việc dạy toán hiệu quả Việc sử dụng có hiệu quả mô hình toán tích cực trong lớp học phụ thuộc vào giáo viên. Mô hình toán tích cực không phải là phương thuốc bách bệnh. Cũng giống như mọi phương tiện dạy học khác, nó có thể được sử dụng tốt hay tồi. Giáo viên nên sử dụng mô hình toán tích cực để nâng cao những cơ hội học tập của học sinh. Giáo viên chọn và sáng tạo các nhiệm vụ toán nhằm tận dụng được các thế mạnh của mô hình toán tích cực như vẽ đồ thị và tính toán. Giáo viên có thể dùng các mô phỏng để học sinh thực hành với những tình huống có vấn đề mà khó có thể thực hiện được nếu không có mô hình toán tích cực. Giáo viên cũng có thể sử dụng các số liệu và tài liệu trên mạng internet để thiết kế các nhiệm vụ toán cho học sinh. Những bảng tính toán, phần mềm hình học động và máy tính là những công cụ hữu ích để đặt ra các bài toán có giá trị về mặt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sử dụng máy tính trong dạy học toán Phần mềm GSP Dạy học toán Mô hình toán học Mô hình đại số Mô hình hình học phẳngTài liệu có liên quan:
-
Phát triển năng lực mô hình hóa toán học trong dạy học đại số lớp 7 chủ đề 'đại lượng tỉ lệ thuận'
9 trang 92 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật điều khiển tự động: Chương 2 - Mô hình toán học hệ thống điều khiển liên tục
54 trang 54 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết điều khiển tự động: Bài 2
54 trang 51 0 0 -
Mô hình tính toán dao động nhiệt độ tường lò quay xi măng
4 trang 49 0 0 -
Ứng dụng M-Learning vào dạy học toán ở trường Trung học phổ thông
3 trang 43 0 0 -
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán: Phần 1
64 trang 42 0 0 -
7 trang 41 0 0
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống điều khiển
107 trang 41 0 0 -
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Toán lớp 4
6 trang 41 0 0 -
Dãy truy hồi tuyến tính cấp một - Một mô hình toán học đơn giản của nhiều bài toán thực tế
16 trang 34 0 0