Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Thổ nhưỡng" trình bày các nội dung: Vi sinh vật trong đất, phân loại đất, độ phì của đất, đất đồng bằng Việt Nam, đất đồi núi Việt Nam, xói mòn và thoái hóa đất. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thổ nhưỡng (Dành cho sinh viên Cao đẳng ngành Trồng trọt và Quản lí đất đai): Phần 2
C hương VI
VI SINH VẬT ĐẤT
6.1. ĐẬC ĐIÉM CHUNG
Vi sinh vật là tất cà những sinh vật có kích thước nhò bé m à m uốn quan sát rõ phái sừ
dụng kính hiền vi.
Vi sinh vật bao gồm nhiều nhóm khác nhau: virus, vi khuẩn, xạ khuân, nấm men, nấm
mốc, vi khuẩn lam, tảo ... Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, trong nước,
trong không khí, trong cơ thể các sinh vật khác và trong cã các loại lương thực, thực phẩm,
các hàng hoá khác.
Tất cà những vi sinh vật này có đặc điềm chung như sau:
- Có kích thước nhỏ bé, thường được đo bàng micromet, đặc biệt nhò bé như virus
được đo băng nanomet.
- Có khả năng hấp thu và chuyển hoá vật chất mạnh, do bề mật tiếp xúc lớn. Một tế
bào vi khuẩn có thề hấp thu chất dinh dưỡng qua toàn bộ bề mật tế bào và chuyền hoá một
lượng vật chất gấp hàng nghìn lần trọng lượng tế bào chúng trong 1 giờ. Vì đặc tính này mà
vi sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự chuyển hoá vật chất trong thiên nhiên
cũng như trong các ngành sàn xuất có sử dụng vi sinh vật.
- Có khà năng sinh trưởng và phát triền mạnh. Vi khuẩn cứ 20 phút lại phân cất tế bào
1 lân; Nâm men là 120 phút. Chính vì tốc độ sinh trương lớn m ạnh như vậy m à sau thời
gian ngan đã tạo ra một lượng sinh khối lớn gấp nhiều lần khối lượng ban đầu.
- Vi sinh vật có mọi nơi trên Trái Đất, từ dưới đáy biển cho đến trong không khí, cơ
thể con người, động vật, thực vật... Nhưng số lượng, thành phần cũng như chủng loại có
nhiêu nhất là ờ trong đất.
6.2. TÀM QUAN TRỌNG CỦA VI SINH VẬT ĐẤT
Vi sinh vật phân bố nhiều nhất ờ trong đất về thành phần cũng như số lượng. Bới thế
chúng đóng vai trò rất quan trọng, trước hết là đối với quá trình hình thành và phát triển của
đất. Chính nhờ những vi sinh vật tự dưỡng đầu tiên mà thành phần cùa đá mẹ bị phân huý dần
dân và biên thành đất. Sự hoạt động tiếp theo cùa các nhóm vi sinh vật khác đã hinh thành và
tích luỹ chất mùn làm nên độ phì nhiêu của đất. Vi sinh vật đóng vai trò chù yếu trona tất cà
các chu trình chuyển hoá vật chất trong đất và trong thiên nhiên. Vi sinh vật đóne vai trò
quan trọng trong các hệ sinh thái trên Trái Đất. Nếu thiếu sự hoạt động cùa vi sinh vặt thì sự
sống trên Trái Đất không thề tiếp tục được.
112
Đối với sàn xuất nông nghiệp, vi sinh vật đất tham gia vào quá trình phân giải chât
hữu cơ trong đất, chuyển hoá các chất khoáng, biến các chất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ
tiêu đối với cây trồng. Vi sinh vật đóng vai trò chính trong quá trình cố định nitơ phân từ,
làm giàu đạm cho đất. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, vi sinh vật còn tiêt ra những
chất kích thích sinh trường đối với cây trồng, phân huỳ những sản phẩm độc do cây tiết ra.
Mặt khác, có m ột số nhóm vi sinh vật gây tác hại trong nông nghiệp. Đó là nhóm vi
sinh vật gây bệnh cây, chúng sống ký sinh trên cây làm cây chết hoặc giảm sản lượng.
Trong hệ rễ của một loại cây trồng nhất định, bao giờ cũng có một khu hệ vi sinh vật tuơng
ứng với cây trồng đó. Trong đó có loài có lợi, có loài có hại. Bời vậy, cần thiêt phải nghiên
cứu mối quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật với cây trồng và giữa các nhóm vi sinh vật với
nhau trong hệ rễ cây trồng và các vùng quanh nó.
6.3. MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ s ự PHÂN BÓ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐÁT
6.3.1. Môi trưòng đất
Đất là môi trường thích hợp nhất đối với vi sinh vật, bời vậy nó là nơi cư trú rộng rãi
nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số lượng so với các môi trường khác.
Các chất dinh dưỡng không những tập trung nhiều ờ tầng đất mặt mà còn phân tán
xuống các tầng đất sâu. Bời vậy ở cầc tầng đất khác nhau, sự phân bố của vi sinh vật khác
nhau phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng.
Mức độ thoáng khí của đất cũng là một điều kiện ảnh hưởng đến sự phần bô của vi
sinh vật. Các nhóm hảo khí phát triển ở những nơi có nồng độ oxy cao. Những nơi yếm khí,
hàm lượng oxy thấp thường phân bố nhiều loại vi sinh vật kị khí.
Độ ẩm và nhiệt độ trong đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển cùa vi sinh vật đất.
Vùng nhiệt đới thường có độ ẩm 70 - 80% và nhiệt độ 20°c - 30°c. Đó là nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp với đa số vi sinh vật.
6.3.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất và mối quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật
6.3.2. ì. S ự p h â n bố của vi sinh vật trong đất
Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé dễ dàng phát tán nhờ gió, nước và các sinh vật
khác. Bởi vậy nó có thể di chuyển một cách dễ dàng đến mọi nơi trong thiên nhiên. Tuy
nhiên, đất là nơi vi sinh vật cư trú nhiều nhất so với các môi trường khác, sự phân bố của vi
sinh vật đất còn gọi là khu hệ vi sinh vật đất. Chúng bao gồm các nhóm có đặc tính hình
thái, sinh lí và sinh hoá rất khác nhau.
Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đât bao gôm: Vi khuẩn, vi nấm xạ nấm
virus, tào, nguyên sinh động vật. Trong đó v ...
Giáo trình Thổ nhưỡng (Dành cho sinh viên Cao đẳng ngành Trồng trọt và Quản lí đất đai): Phần 2
Số trang: 86
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.93 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Thổ nhưỡng Quản lí đất đai Thổ nhưỡng Vi sinh vật trong đất Phân loại đất Độ phì của đất Đất đồng bằng Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thổ nhưỡng học: Phần 2 - TS. Lê Thanh Bồn
154 trang 58 0 0 -
Tài liệu học tập: Khoa học đất cơ bản – Lê Văn Dũ
133 trang 55 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Thổ nhưỡng năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 54 1 0 -
Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 1: Công tác đất
13 trang 50 0 0 -
Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND 2013
7 trang 46 0 0 -
94 trang 42 0 0
-
Giáo trình Thổ nhưỡng: Phần 1 - ĐH Thái Nguyên
187 trang 38 0 0 -
32 trang 36 0 0
-
414 trang 35 0 0
-
Giáo trinh xây dựng và phân loại bản đồ đất part 1
11 trang 35 0 0