
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3 là một phương pháp thực tế rõ ràng thành công đã được sử dụng ở mức công nghiệp với những đảm bảo cần thiết. Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt: Người ta chọn các chất hấp phụ aflatoxin trong đường tiêu hóa, làm cho nó không hấp thu được vào cơ thể mà theo phân thài ra ngoài, từ đó không gây tác hại cho cơ thể. Mặt trái của chất hấp phụ bề mặt là nếu không chọn lọc kỹ thì chất hấp phụ có thể gây ra sự hấp phụ vitamin và một số hoạt chất sinh học khác cuốn ra ngoài. CHƯƠNG III. THỨC ĂN THÔ XANH VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP I. NHÓM THỨC ĂN XANH Thức ăn thô xanh ở nước ta rất đa dạng và phong phú, bao gồm thân lá của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên trên cạn hoặc dưới nước và là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc ở nước ta, nhất là các nông hộ. Loại thức ăn này chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần như protein, các vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng thiết yếu và các chất có hoạt tính sinh học cao... Thức ăn xanh là loại thức ăn mà người và gia súc đều sử dụng ở trạng thái tươi, chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của loài nhai lại. Thức ăn xanh có thể chia thành 2 nhóm chính gồm: cây cỏ tự nhiên và gieo trồng. Nhóm cây hòa thảo như cỏ ở bãi chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô... Nhóm cây họ đậu như cỏ stylô, cây điền thanh, cây keo dậu... Các loại thức ăn xanh khác như rau lấp, bèo cái, bèo Nhật Bản, thân chuối, rau muống.... 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80 - 90%, tỷ lệ xơ thô trung bình ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành 6 - 8% so với thức ăn tươi. Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi cần lượng lớn mới thỏa mãn nhu cầu nhưng do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều. Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với loài nhai lại là 75 - 80%, đối với lợn 60 - 70%, là loại thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao. Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50 - 70 tấn, 1 ha bèo dâu cho 350 tấn, 1 ha cỏ voi cho 150-300 tấn chất xanh... Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp. Cỏ mục túc khô có 0,15mg B1 và 0,45mg B2/100g; cỏ tươi có 0,25mg B1 và 0,4mg B2/100g vật chất khô. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp và vì vậy giá trị dinh Ví dụ: Thân lá họ đậu: 2- dưỡng thấp (bảng 14), trừ một số loại thân lá 25%; lá bắp cải, su hào: cây bộ đậu có hàm lượng protein khá cao, một 10-15%; lá sắn: 25-30%; số loại cỏ giàu axit amin như arginine, axit lá keo dậu: 20-25%; cỏ glutamic và lysine. Nếu tính theo trạng thái khô stylô: 20-25% và lá khoai một số loại thức ăn xanh có hàm lượng protein lang 20-30% protein thô cao hơn cả cám gạo. tính theo chất khô. 26 Bảng 14. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh so với cám (% thức ăn nguyên dạng) Cám loại I Cỏ voi Cỏ ghi-nê Rau muống Vật chất khô 87,6 20 23,3 10,6 Protein 13,0 1,9 2,5 2,1 Xơ thô 7,8 7,2 7,3 1,6 Lipit 12,0 0,4 0,5 0,7 Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tùy theo loại thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nói chung, thân lá họ đậu có hàm lượng canxi, magiê và coban cao hơn các loại họ hòa thảo (bảng 15). Bảng 15. Hàm lượng của một số chất khoáng của cỏ chăn (% vật chất khô) Chất dinh dưỡng Thấp Trung bình Cao Natri < 1,0 1,2 - 2,8 > 3,0 Canxi < 0,3 0,4 - 1,0 > 1,2 Photpho < 0,2 0,2 - 0,35 > 0,4 Magiê < 0,1 0,12 - 0,25 > 0,3 Sắt < 45 50 - 150 > 200 Mangan < 30 40 - 200 > 250 Đồng < 3,0 4-8 > 10 Kẽm < 10 15 - 50 > 75 Coban < 0,08 0,08 - 0,25 > 0,30 Molypden < 0,40 0,5 - 3,0 > 5,0 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh Giống cây trồng: sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng giưã các giống và nhóm cây thức ăn xanh được thể hiện rõ (bảng 16). Nhóm cây trên cạn có hàm lượng vật chất khô (10-30%) lớn hơn nhóm cây thuỷ sinh (1-10%), trong khi đó họ hoà thảo (2-10% protein thô so với vật chất khô) có hàm lượng protein thô thấp hơn bộ đậu (10-30%). 1.3 Những điểm cần chú ý khi sử dụng Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipit và protein giảm. Thời gian thích hợp để thu hoạch các loại rau xanh nói chung là sau khi trồng 1 - 1,5 tháng, thân lá cây ngô trước khi trổ cờ, thân lá họ đậu: thời gian ngậm nụ trước khi ra hoa. Rau muống, rau lấp sau khi trồng 20 - 25 ngày thu hoạch lứa 1, sau 15 ngày thu hoạch lứa tiếp theo. Bảng 16. Thành phần hoá học của một số cây thức ăn xanh phổ biến mọc dưới nước và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thức ăn gia súc chăn nuôi gia súc kĩ thuật chăn nuôi chăm sóc gia súc giáo trình chăn nuôiTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 180 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 66 1 0 -
60 trang 45 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Mở đầu
5 trang 45 0 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 38 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 35 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Chương 1
0 trang 34 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 1 - NXB Nông Nghiệp
68 trang 34 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi cơ bản - Chương 3
37 trang 32 0 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 8
31 trang 31 0 0 -
Phát triển cây trồng và vật nuôi: Phần 2
149 trang 31 0 0 -
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 4
16 trang 31 0 0 -
36 trang 31 0 0
-
188 trang 31 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Chương 8
29 trang 30 0 0 -
Giáo trình Thức ăn gia súc: Phần 1
65 trang 30 0 0 -
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 2
9 trang 30 0 0 -
Giáo trình Thức ăn gia súc - PGS.TS. Lê Đức Ngoan (chủ biên)
152 trang 30 0 0 -
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 9
15 trang 29 0 0 -
Giáo trình Thức ăn gia súc: Phần 2
91 trang 29 0 0