Danh mục tài liệu

Giáo trình Thực hành Hoá hữu cơ - Catiedu

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thực hành Hoá hữu cơ cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm; Phương pháp xác định các hằng số vật lý của hợp chất hữu cơ; Tổng hợp acetanilid; Tổng hợp ethyl acetat; Phân tích định tính các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ; Khảo sát nhóm chức hữu cơ: alcol – phenol.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành Hoá hữu cơ - Catiedu GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH HÓA HỮU CƠ Lưu hành nội bộ 2023 MỤC LỤC Những nguyên tắc khi làm việc phòng thí nghiệm hóa hữu cơ Bài mở đầu: Kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm Bài 1: Phương pháp xác định các hằng số vật lý của hợp chất hữu cơ 1 Bài 2: Tổng hợp acetanilid 5 Bài 3: Tổng hợp ethyl acetat 9 Bài 4: Phân tích định tính các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ 12 Bài 5: Khảo sát nhóm chức hữu cơ: alcol – phenol 16 Bài 6: Khảo sát nhóm chức hữu cơ: aldehyd – ceton 20 Bài 7: Khảo sát nhóm chức hữu cơ: acid carbocylic – amin 23 Bài 8: Khảo sát nhóm chức hữu cơ: hợp chất hữu cơ tạp chức 27 NHỮNG QUY TẮC LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ 1. Nội quy làm việc trong phòng thí nghiệm:  Trước khi làm một bài thí nghiệm, sinh viên phải đọc kỹ tài liệu, hiểu rõ mọi chi tiết của thí nghiệm trước khi làm và lường trước các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh. Làm xong thí nghiệm, phải báo cáo kết quả thí nghiệm với giáo viên và ghi vào sổ tường trình. Làm không có kết quả, phải làm lại.  Trong khi làm thí nghiệm, phải giữ trật tự, im lặng, phải có tính nghiêm túc, chính xác khoa học. Phải tuân theo các quy tắc bảo hiểm. Phải giữ chỗ làm việc gọn gàng sạch sẽ.  Mỗi sinh viên phải làm việc ở chỗ quy định, chỉ làm bài thí nghiệm đã được giáo viên thông qua và dưới sự giám sát của giáo viên.  Không được ăn uống, hút thuốc, tiếp khách trong phòng thí nghiệm.  Không được vứt giấy lọc, các chất rắn, acid, kiềm, chất dễ cháy và chất dễ bay hơi vào bể nước rửa, mà phải đổ vào chỗ quy định của phòng thí nghiệm.  Phải rửa dụng cụ sạch sẽ, tránh làm đổ vỡ. Nếu vỡ phải báo cáo với giáo viên hay với nhân viên phòng thí nghiệm và ghi vào sổ của phòng thí nghiệm.  Không được tự tiện mang dụng cụ, hóa chất ra khỏi phòng thí nghiệm, không dùng những dụng cụ, máy móc không thuộc phạm vi bài thí nghiệm cũng như dụng cụ, máy móc khi chưa hiểu tính năng và cách sử dụng.  Khi làm thí nghiệm phải khoác áo choàng  Làm xong thí nghiệm, phải dọn sạch chỗ làm việc, rửa ngay các dụng cụ làm thí nghiệm để trả lại phòng thí nghiệm. Phải tắt đèn, khóa nước rồi báo với giáo viên hoặc nhân viên phòng thí nghiệm kiểm tra lại mới được ra về. I 2. Quy tắc làm việc với chất độc, chất dễ nổ:  Đại đa số hợp chất hữu cơ ít nhiều đều độc, khi tiếp xúc với hóa chất, phải biết đầy đủ tính độc của nó và quy tắc chống độc.  Khi làm việc với hóa chất độc phải đeo kính hay mặt nạ bảo hiểm, thiến hành làm trong tủ hốt.  Khi làm việc với natri, kali phải đeo kính bảo hiểm; lấy kim loại K, Na,... ra khỏi bình bằng cặp không được dùng tay; lau khô kim loại bằng giấy lọc, phải tránh cho kim loại tiếp xúc với nước hay carbon tetraclorid, phải hủy các kim loại này còn dư, chưa phản ứng hết bằng một lượng nhỏ alcol ethylic khan. Phải giữ natri, kali trong dầu hỏa khan.  Khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc, oleum, NH3 phải rót cẩn thận vào bình qua phễu và làm trong tủ hốt. Khi pha loãng dung dịch H2SO4, phải rót cẩn thận từng phần acid vào nước và khuấy, không pha loãng oleum.  Không chưng cất ete ethylic, tetrahiđrofuran và đioxan khi chưa biết chất lượng của chúng. Trong tất cả các trường hợp, phải tiến hành khử peoxid trước khi chưng cất chúng. Hình 1.1. Thí nghiệm đang thực hiện trong tủ hốt và mô hình di chuyển của dòng không khí trong tủ hốt II 3. Quy tắc làm việc với chất dễ cháy:  Khi làm việc với alcol, ete, benzen, aceton, ethyl acetat, carbon đisunfua, ete dầu hỏa và các chất dễ cháy khác phải để xa ngọn lửa, không đun nóng bằng ngọn lửa đèn trần hay trên lưới và trong các bình hở. Khi đun hay chưng cất, phải dùng bếp cách thủy, cách cát  Không giữ các chất dễ cháy ở chỗ nóng, gần bếp điện hay đèn, tủ sấy nóng.  Phải giữ ete trong lọ nút chặt có mao quản hay ống canxi clorid.  Không được đổ chất dễ cháy vào thùng rác hay máng nước.  Tất cả các hóa chất ở chỗ làm việc phải đựng trong lọ có dán nhãn rõ ràng. Bảng 1. Một số kí hiệu và ý nghĩa của nó đối với các hóa chất nguy hiểm Ký hiệu Ý nghĩa của kí hiệu Cách phòng tránh Chất dễ nổ Tránh khuấy, lắc, lửa và nhiệt. (E: Explosive) Chất dễ oxi hóa Tránh tiếp xúc với chất dễ bén lửa, (O: Oxidizing) tránh xa ngọn lửa, ánh sang. Chất độc Chất gây nguy hiểm đến sức khỏe, (T: Toxic, T+: cực) khi tiếp xúc cần phải được bảo vệ. độc) Chất nguy hiểm đến sức khỏe, hoặc Chất nguy hại gây kích ứng da và mắt,.. Tránh tiếp xúc với mắt, da, áo quần, Chất ăn mòn khi tiếp xúc cần có dung cụ bảo hộ. Chất dễ cháy Tránh xa ngọn lửa, nguồn nóng. (F, chất rất dễ cháy F+) III 4. Quy tắc làm việc với dụng cụ thủy tinh:  Khi cắt hay bẻ ống thủy tinh, phải chú ý không để đầu ống thủy tinh chạm vào tay. Trước khi bẻ, phải dùng dao cắt thủy tinh cắt một phần tư ống rồi mới bẻ ngay ở chỗ cắt của ống.  Khi cho nút vào ống thủy tinh, ống sinh hàn, phễu nhỏ giọt hay nhiệt kế cần phải dùng tay giữ gần ở chỗ cho nút vào, không ấn mạnh mà xoay nhẹ dần vào ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: