Danh mục tài liệu

Giáo trình Thực hành kế toán 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh

Số trang: 175      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.72 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thực hành kế toán 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Kế toán vốn bằng tiền; kế toán các khoản đầu tư tài chính; kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ; kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương;.... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành kế toán 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Mô đun: Thực hành kế toán 1 Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Năm 2017 THỰC HÀNH KẾ TOÁN 0 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH Bài 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển(kể cả ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý) Hạch toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các quy định sau: - Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam trừ trường hợp được phép sử dụng đơn vị ngoại tệ thông dụng khác. - Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Hạch toán vàng, bạc, đá quý ở tài khoản tiền mặt phải tính ra tiền theo giá thực tế và không áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý. A. KẾ TOÁN TIỀN MẶT Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. Hạch toán tiền mặt phải căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi. Khi thu và chi tiền, thủ quỹ phải đóng dấu “đã thu” hoặc “đã chi” vào các phiếu thu và phiếu chi. Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc chuyển về phòng kế toán cho kế toán tiền mặt ghi sổ. Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra số liệu trên sổ quỹ đối chiếu với với số tiền tồn quỹ thực tế và với số liệu của kế toán. Nếu phát hiện chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu thu Mẫu 02-TT/BB - Phiếu chi Mẫu số 01-TT/BB - Bảng kê vàng bạc, đá quý Mẫu số 06-TT/HD - Bảng kiểm kê quỹ Mẫu số 07a, 07b-TT/BB - Hoá đơn GTGT THỰC HÀNH KẾ TOÁN 1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép phản ánh vào các sổ kế toán có liên quan bao gồm: Kế toán chi tiết tiền mặt sử dụng Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt – Mẫu số S05b- DNN. Sổ này dùng để phản ánh thu chi tiền mặt bằng tiền Việt Nam ở đơn vị. Mỗi quỹ tiền mặt dùng một sổ hay một số trang sổ cùng ghi song song với sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S05a-DNN) của thủ quỹ. Căn cứ để ghi vào sổ này là các phiếu thu, phiếu chi đã thực hiện nhập, xuất quỹ. Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”. Doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì được quy đổi theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: FIFO, LIFO, bình quân gia quyền, giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt). Vàng bạc, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại. Giá trị vàng bạc, đá quý được tính theo giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán) khi tính giá xuất vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong bốn phương pháp tính giá hàng tồn kho. Ví dụ: Tại Công ty TNHH Hồng Hà, địa chỉ: Số 225 Trần Phú – TP Hà Tĩnh. Mã số thuế: 3000108586; Số tài khoản: 3715205012345 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Tĩnh, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có: (ĐVT: 1.000 đ) Số dư TK 111 tại thời điểm ngày 01/03/N là: 320.000. Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt như sau: 1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 50.000 (Phiếu thu 50, ngày 01/3) 2. Bán hàng hoá thu bằng tiền mặt: 44.000 (Phiếu thu 51, ngày 06/3), trong đó thuế GTGT 4.000, giá vốn hàng bán 32.000. 3. Ứng trước cho người nhận thầu bằng tiền mặt, số tiền 50.000 (Phiếu chi 29, ngày 08/3) 4. Khách hàng thanh toán nợ tiền hàng bằng tiền mặt: 100.000 (Phiếu thu 52, ngày 12/3) 5. Trả lương cho người lao động: 300.000. (Phiếu chi số 30, ngày 15/3) THỰC HÀNH KẾ TOÁN 2 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH 6. RÚT tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt: 210.000 (Phiếu thu 53, ngày 16/3) 7. Nhận ứng trước tiền hàng của khách hàng bằng tiền mặt: 30.000 (Phiếu thu số 54, ngày 21/3) 8. Xuất kho 20 cái hàng hoá X bán cho công ty Bình Minh theo hoá đơn GTGT 123 thu bằng tiền mặt, số tiền 22.000, trong đó thuế GTGT 2.000.(Phiếu thu 55, ngày 24/3), giá vốn hàng bán 16.000. 9. Thu hồi tạm ứng 5.500 (Phiếu thu số 56, ngày 26/3) 10. Ứng trước tiền mua hàng cho nhà cun ...

Tài liệu có liên quan: