Danh mục tài liệu

Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,019.62 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do tính chất đại cương của môn học, nên tài liệu giảng dạy đề cập đến lịch sử các giai đoạn phát triển nông nghiệp, tình hình lương thực thế giới và khái quát về nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra còn nói đến các tiến trình sinh lý cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng tức là thành phần chính của môn trồng trọt. Các yếu tố của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng như khí hậu thời tiết, khí tượng thuỷ văn và đất đai cũng được giới thiệu một cách tổng quát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh Khoa Nông Nghiệp & TNTN Trồng Trọt Đại Cương Tác giả: Nguyễn Văn Minh LỜI NÓI ĐẦU Nhằm mục đích xây dựng một tài liệu giảng dạy có tính chất giới thiệu các phạm trù cơ bản và những nguyên tắc đại cương của nghề nông hay nói cách khác là môn khoa học cây trồng cho các sinh viên trong giai đoạn học chuyên ngành thuộc các ngành Nông học, Trồng trọt, Phát triển nông thôn, Kinh doanh nông nghiệp... Để đáp ứng nhu cầu đó, tác giả đã đăng ký biên soạn giáo trình cho môn học Trồng Trọt Đại Cương. Do tính chất đại cương của môn học,nên tài liệu giảng dạy đề cập đến lịch sử các giai đoạn phát triển nông nghiệp, tình hình lương thực thế giới và khái quát về nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra còn nói đến các tiến trình sinh lý cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng tức là thành phần chính của môn trồng trọt. Các yếu tố của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng như khí hậu thời tiết, khí tượng thuỷ văn và đất đai cũng được giới thiệu một cách tổng quát. Phần trọng tâm là các kỹ thuật cơ bản trong sản xuất cây trồng như cơ cấu cây trồng và canh tác tổnghợp; chuẩn bị đất canh tác; giống và vật liệu trồng; phương pháp gieo trồng & mật độ - khoảng cách; quản lý độ phì đất & bón phân; quản lý nước; chăm sóc bảo vệ cây trồng; quản lý dịch hại & phòng trừ; thu hoạch và sau thu hoạch; các biện pháp chăm sóc khác như tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa; các mô hình canh tác tổng hợp. Trong quá trình giảng dạy, tuỳ theo chuyên ngành mà một chương có thể đào sâu hoặc đề cập đến một cách tổng quát hay cũng có thể không nói đến nếu có một giáo trình đại cương khác trùng lắp. Vì đây là giáo trình đầu tay của tác giả nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót trong nội dung lẫn hình thức mong được sự góp ý của người đọc và các bạn sinh viên.Mong rằng trong lần tái bản sau,qua nhiều năm giảng dạy đã rút ra được những ưư khuyết điểm cùng với tiếp thụ các góp ý phê bình sẽ hoàn chỉnh dươc tài liệu tốt hơn. Tác giả Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG Nông học là gì? 1 Định nghĩa Nông học là khoa học tổng hợp các khoa học về cây trồng. Từ nông học (agronomy) xuất phát từ tiếng La tinh Agros có nghĩa là cánh đồng hay nông trại và Nomos có nghĩa là quản lý. Theo đó, nông học theo ngữ nghĩa là khoa học về quản lý cánh đồng cây trồng. Ở Việt Nam, nông học thường được hiểu là khoa học tổng hợp nghiên cứu các nguyên lý phương pháp và hệ thống biện pháp trong khoa học đất, khoa học cây trồng và bảo vệ thực vật 2 Sơ lược lịch sử nông học Những qui tắc và chỉ dẫn của nông học đã được biết từ thời cổ đại ở Ai cập, Hy lạp, Trung quốc, Ấn độ, La Mã. Đến cuối thế kỷ 18, mới hoàn chỉnh các hệ thống canh tác, xây dựng các học thuyết về dinh dưỡng thực vật, các phương pháp gây giống bảo vệ thực vật. Từ cuối thế kỷ 19, trong ngành nông học đã có các môn: canh tác học, cây trồng (thực vật học nông nghiệp), nông hoá học, thổ nhưỡng học và kỹ thuật chăn nuôi. Những môn cơ bản của nông học hiện đại là: canh tác học, nông hoá học, vật lý nông nghiệp, thực vật học nông nghiệp, chọn giống, bệnh lý thực vật, côn trùng học nông nghiệp Ở Việt Nam, nông học nghiên cứu các vấn đề sau đây : 1. Khai thác đất: khai hoang, phục hoá, chống xói mòn. 2. Làm đất: các biện pháp cày bừa, làm đất tối thiểu. 3. Gieo giống và gây trồng các giống cây. 4. Sử dụng đất: trồng thuần, trồng xen, luân canh, gối vụ các loại cây trồng. Xác định cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ,… 5. Bồi dưỡng đất: bón phân hữu cơ, vô cơ, tưới tiêu nước. 6. Vệ sinh đồng ruộng: phòng trừ tổng hợp sâu bệnh trên các loại đất nông nghiệp (nhất là đất canh tác) trong các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn khác nhau. Các biện pháp đó góp phần tạo nên năng suất cây trồng và vật nuôi cao, tiềm lực sinh học của đất phát triển và cân bằng sinh thái trong sản xuất nông nghiệp diễn biến có lợi cho con người. Giới thiệu về phân loại các cây trồng chính 1 Phân loại thực vật Phương pháp quan trọng và phổ biến nhất trong phân loại thực vật là phương pháp phân loại dựa trên cơ sở mối quan hệ di truyền của thực vật mà qua đó nó được biểu hiện qua hình dáng bên ngoài như hoa lá thân rễ củ và các đặc tính khác. Bằng phương pháp này đã có 300.000 loại thực vật được xác định và phân loại thành 4 nhóm chính như sau : 1. Tản thực vật (Thallophytes): vi khuẩn, tảo nấm, địa y 2. Đài thực vật (Bryophytes): rêu 3. Quyết thực vật (Pteridophytes): quyết, dương xỉ 4. Thực vật có hạt (Spermatophytes): gồm tất cả các thực vật có hạt chia thành hai ngành: 1. Thực vật hạt trần (gynosperm) gồm những thực vật có hạt trần như cây họ thông. 2. Thực vật hạt kín: hạt mang phôi, được bao kín trong quả, được chia làm hai lớp gồm lớp 1 lá mầm (monocotyledons) và lớp 2 lá mầm (dicotyledons) Một ví dụ của phương pháp phân loại thực vật học đối với cây lúa và tên gọi của nó Tên khoa học : Oryza sativa L. Tên khoa học của thực vật được đặt tên theo hệ thống tên đôi do Carl Von Line là người đã có công tìm ra và vẫn còn sử dụng trong hệ thống phân loại thực vật ngày nay; được trình bày như sau: Đơn vị phân loại Đặc điểm Giới (Kingdom) Thực vật (Plantae) Nhóm (Division) Có hạt (Spermatophytes) Ngành (Subdivision) Hạt kín (Angiospermae) Lớp (Class) Một lá mầm (Monocotyledonae) Bộ (Oder) Graminales Họ (Family) Hòa bản (Poaceae) Giống (Genus) Lúa ( Oryza) Loài (Species) Sativa Thứ/Loại (Cultivar) Khao Dak Mali hoặc Tàu Hương, Nàng Thơm Chợ Đào 2 Phân loại cây trồng Trong nông học, cây trồng được phân loại theo nhiều cách hoặc là dựa trên phương pháp canh tác (cây trồng nông học hay cây trồng nghề vườn), dựa trên công dụng (làm lương thực, cho sợi, dầu, làm thuốc), dựa trên yêu cầu về điều kiện khí hậu (cây ôn đới, cây á nhiệt đới, cây nhiệt đới), hoặc dựa tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: