Danh mục tài liệu

Giáo trình Văn hoá ẩm thực - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

Số trang: 244      Loại file: docx      Dung lượng: 28.29 MB      Lượt xem: 49      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Văn hoá ẩm thực gồm có những nội dung chính sau: Chương I: Khái quát chung về văn hóa và văn hóa ẩm thực, chương II: văn hóa ẩm thực Việt Nam, chương III: Văn hóa ẩm thực phương Đông, chương IV: văn hóa ẩm thực phương Tây, chương V: xu hướng phát triển văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Văn hoá ẩm thực - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM MỤC LỤCChương I :Chương I: Khái quát chung về văn hóa và văn hóa ẩm thực 2 Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA ẨM THỰC Trình bày kiến thức cơ bản về các nền văn hóa lớn trên thế giới, các nền văn hóaẩm thực trên thế giới và ẩm thực trong xu hướng hội nhập. Xác định các yếu tố ảnhhưởng đến văn hóa ẩm thực để vận dụng vào thực tiễn.I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓAChương I: Khái quát chung về văn hóa và văn hóa ẩm thực 31. Văn hóa là gì? Trong tiếng Việt, văn hoá là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú vàphức tạp. Người ta có thể hiểu văn hoá như một hoạt động sáng tạo của con người,nhưng cũng có thể hiểu văn hoá như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểuvăn hoá như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịchcông chức của mình. Khi nói về vấn đề văn hoá, ở Việt Nam và trên thế giới có rấtnhiều quan điểm khác nhau. Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn hoá là tất cảnhững gì không phải là tự nhiên mà văn hoá là do con người sáng tạo ra, thông qua cáchoạt động của chính mình. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con ngườisáng tạo trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xãhội. Theo Hồ Chí Minh: Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt, biểu hiệncủa nó do loài người đã sản sinh ra nhắm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống và sự đòihỏi của sinh tồn. Theo quan niệm của UNESCO (1982) “ Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệtvề tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội haymột nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lốisống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tínhngưỡng.” Theo các nhà nghiên cứu, văn hoá gồm hai mảng chính: Văn hoá vật chất (hayvăn hoá vật thể), và văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể). Trong quá trình hoạt độngsống, con người đã tạo nên văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác động trực tiếp vàotự nhiên, mang lại tính vật chất thuần tuý, như việc con người biết chế tác công cụ laođộng, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, cầu đường giao thông, đền đài,thành quách, đình, miếu … Văn hoá tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống nhưgiao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môitrường tự nhiên và xã hội: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hoá, lịch sử, nghệthuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác vô cùngphong phú, sinh động.2. Đặc điểm của văn hóa Từ cách hiểu văn hoá như trên, chúng ta thấy văn hoá gồm một số đặc điểm sau:Chương I: Khái quát chung về văn hóa và văn hóa ẩm thực 4 Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gìkhông do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn hoá là đặctrưng cơ bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phânbiệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi mộtcách chủ động, và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hoá cũng là kết quảcủa sự thích nghi ấy. Thứ hai, sự thích nghi của con người với tự nhiên là sự thích nghi có ý thức vàchủ động nên nó không phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi cósáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ. Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần chứ không chỉriêng là sản phẩm tinh thần. Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thườngngười ta nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá.II. VĂN HÓA ẨM THỰC1. Khái niệm ẩm thực Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn và uống là nhu cầuchung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…, nhưngmỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tínngưỡng, truyền thống lịch sử…nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, nhữngquan niệm về ăn uống khác nhau…từ đó hình thành những tập quán, phong tục về ănuống khác nhau. Ban đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lý do để giải quyết nhu cầu ăn, conngười hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên như nhặt, hái lượm được.Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên đó là bướcđường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệ sinh hơn, cóvăn hoá hơn”, đặc biệt khi phát hiện ra lửa và duy trì được lửa. Từ đây, một tập quánăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời sống của con người.Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những tiến bộ trong hoạt độngkinh tế, từ giai đoạn ăn s ...