Danh mục tài liệu

Giáo trình Vẽ mạch điện tử (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.88 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của Giáo trình Vẽ mạch điện tử giúp các bạn có thể trình bày được quy trình vẽ và lưu trữ một bản vẽ mạch điện tử; trình bày và giải thích được các bước thực hiện vẽ sơ đồ nguyên lý và vẽ mạch in; trình bày được các bước tạo thư viên nguyên lý và chân linh kiện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ mạch điện tử (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang Bài 3 VẼ MẠCH IN Giới thiệu: Sau khi đã hoàn tất sơ đồ nguyên lý, giai đoạn tiếp theo là thiết kế mạch in.Thực hiện thiết kế một mạch in đúng yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải tuân thủ theomột trình tự nhất định như chuyển linh kiện từ sơ đồ nguyên lý sang mạch in, sắpxếp chúng lại, thiết lập các quy luật thiết kế, đi dây, … Trong quá trình thực hiệncần chú ý đảm bảo các yêu cầu thiết kế như độ rộng đường mạch, kích thướcmạch, … theo đúng tiêu chuẩn. Mục tiêu: Sau khi học bài học này, người học có khả năng: - Trình bày đúng qui trình vẽ mạch in; - Vẽ được bản vẽ mạch in từ mạch nguyên lý; - Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác và an toàn. Nội dung chính: I. Giao diện chính II. Qui trình vẽ mạch in 1. Tạo mới một bản vẽ PCB * Bước 1: Từ Panel Project, nhấn chuột phải vào tên project > Chọn Addnew to Project > Chọn PCB. 51 Hình 3.1. Thêm một bản vẽ PCB vào Project * Bước 2: Trong Panel Project, nhấn chuột phải vào tên Pcb1.PcbDoc >Chọn Save > Nhập tên mạch in vào trường File name (vùng 3, hình 3.2). Chọnđường dẫn lưu bản vẽ mạch in cùng nơi lưu project (vùng 4, hình 3.2). Chọn nút Save (vùng 5, hình 3.2) để lưu file PCB vào ổ cứng. Hình 3.2. Các bước lưu bản PCB vừa tạo vào ổ cứng * Bước 3: Nhấn chuột phải vào tên của Project, chọn Save Project để lưu lạithiết lập của Project. 52 Lưu ý: Những thiết lập mới của bản vẽ hay thay đổi về kết cấu Project sẽđược hiển thị bằng biểu tượng tài liệu màu đỏ trong Project Panel hoặc dấu sao (*)trên thanh tiêu đề của bản vẽ. Để đề phòng trong việc mất điện đột xuất hoặc máygặp sự cố (treo máy, ….) nên tạo thói quen 3 đến 5 thao tác tiến hành lưu 1 lần(nhấn tổ hợp phím Ctrl S). 2. Cập nhật (Update) từ bản vẽ nguyên lý sang bản vẽ mạch in * Bước 1: Từ bản vẽ nguyên lý, chọn menu Design > Update PCBDocument … (phím tắt D U). Hình 3.3. Chưc năng Update sang PCB nằm trong menu Design * Bước 2: Lần lượt nhấn các nút lệnh Validate Changes, Execute Changesvà cuối cùng chọn close như hình 3.4 Hình 3.4. Bảng thực hiện chuyển đổi từ nguyên lý sang PCB Vùng 1: Theo dõi sự cập nhật của linh kiện, đường dây và sẽ thông báo trêncột Check tại vùng 3. Vùng 2: Thực thi, thông báo trên cột Done tại vùng 3 Vùng 3: Các thông báo (lỗi, cảnh báo….) Vùng 4: Đóng bảng thực thi khi hoàn thành 53 Lưu ý: Trong thực tế, không cần nhấn Validate Changes (vùng 1, hình3.4), chỉ cần nhấn nút Execute Changes (vùng 2, hình 3.4) là phần mềm đã thựchiện luôn công việc của Validate Changes. Chỉ cần quan tâm đến báo lỗi ở cộtDone (vùng 3, hình 3.4). * Bước 3: Trong môi trường thiết kế PCB, nhấn tổ hợp phím Z A để nhìnthấy toàn bộ linh kiện vừa được cập nhật. Hình 3.5. Các linh kiện được cập nhật từ bản vẽ nguyên lý sang bản vẽ PCB 3. Sắp xếp linh kiện a) Một số quy tắc sắp xếp linh kiện Các linh kiện nằm trong cùng một khối chức năng thì được sắp xếp gầnnhau. Đối với các mạch thông thường, sắp xếp các linh kiện càng gần nhau thìmạch càng gọn đẹp. Đối với mạch đòi hỏi sự phối hợp trở kháng, dung kháng …hoặc phải theo chuẩn nào đó (card mạng, card âm thanh …) thì sắp xếp theo yêucầu kĩ thuật của mạch đó. Các linh kiện có phát nhiệt (IC nguồn, các phần tử côngsuất) thì nên quay phần tản nhiệt ra mép mạch. Chiều của các linh kiện phải đượcsắp xếp theo chiều ngang hoặc dọc so với mạch, không nên để chéo. b) Sắp xếp linh kiện * Bước 1: Thiết lập các thuộc tính của bản vẽ Nhấn phím D O trên bàn phím, bảng thuộc tính của bản vẽ như sau: Hình 3.6. Các lựa chọn trong bảng thuộc tính của bản vẽ PCB 54 Vùng 1: Thiết lập đơn vị của bản vẽ là mm (metric) Vùng 2: Thiết lập bắt dính chuột vào lưới là 0.1 mm Vùng 3: Thiết lập bắt dính linh kiện vào lưới là 0.5 mm Vùng 4: Thiết lập bắt dính chuột vào đối tượng là 0.1 mm Vùng 5: Thiết lập hiển thị lưới. Kiểu lưới là đường kẻ (Lines), lưới 1 là50mil, lưới 2 là 100 mil. Lưu ý: Nếu không quen sử dụng lưới, ta có thể xóa lưới bằng cách nhập 0mm vào trường Grid 1 và Grid 2. * Bước 2: Chọn vào Zoom > nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa Zoombao quanh linh kiện (vùng màu nâu bao quanh toàn bộ linh kiện sau khiupdate từ nguyên lý sang PCB). Hình ...

Tài liệu có liên quan: