Danh mục tài liệu

Giáo trình về Thuyết tiến hóa - Chương 11

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.18 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các quan niệm khác nhau của bản chất sự sống Quan điểm duy tâm cho rằng có yếu tố không vật chất, ngoài khả năng nhận thức của con người quyết định hiện tượng sống. Bằng thực nghiệm chỉ hiểu được cái vỏ chứa sự sống (phần thể xác) chứ không thể biết bản chất sự sống là gì.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình về Thuyết tiến hóa - Chương 11kiên định sinh học? 2. Các con đường tiến bộ sinh học theo Xevecxov và Smanngauzen? 3. Nêu cácluận thuyết về tính quy luật của tiến hóa? Phần III SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG Chương 11 SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG11.1. BẢN CHẤT SỰ SỐNG Các quan niệm khác nhau của bản chất sự sống Quan điểm duy tâm cho rằng có yếu tố không vật chất, ngoài khả năng nhận thứccủa con người quyết định hiện tượng sống. Bằng thực nghiệm chỉ hiểu được cái vỏchứa sự sống (phần thể xác) chứ không thể biết bản chất sự sống là gì. Quan niệm duy vật máy móc (phát triển mạnh thế kỷ XVII - XVIII) giải thích cáchiện tượng sống bằng các quy luật cơ, lý, hoá học. Các quy luật này chung cho cả giớivô cơ và hữu cơ. Sai lầm của quan niệm duy vật máy móc là không phân biệt được sựkhác nhau giữa chất sống và không sống, chỉ quan tâm đến sự tượng tự về chức nănghoạt động giữa máy móc và các hệ sống. Quan điểm duy vật biện chứng (Anghen) xem sự sống là một hình thức vận độngcao nhất của một dạng vật chất phức tạp. Sự sống vận động theo quy luật sinh họckhác với các quy luật cơ, hoá, lý của giới vô cơ. Anghen đưa ra định nghĩa sự sống: Sự sống là phương thức tồn tại của những thểalbumin, và phương thức tồn tại này chủ yếu ở chỗ các thành phần hoá học của các vậtthể ấy tự chúng luôn đổi mới. Anghen đã đưa ra một điểm cơ bản trong phương pháp luật: Vận động là thuộctính của vật chất. Nên giữa cấu trúc và chức năng là thống nhất. Muốn nhận thức đượcbản chất sự sống thì phải đi sâu vào cấu trúc các dạng vật chất làm cơ sở của sự sốngđó là protein và các hợp chất hữu cơ quan trọng. Cơ sở vật chất của sự sống Ở cấp độ nguyên tử, giới vô cơ và hữu cơ hoàn toàn thống nhất. Trong số hơn100 nguyên tố hoá học đã biết, người ta thấy trong tế bào sống có khoảng 60 nguyêntố, các nguyên tố này có cả ở giới vô cơ và hữu cơ. Trong đó cacbon là nguyên tố cơbản nhất của sự sống vì nguyên tố C có thể liên kết với các nguyên tố C khác hoặc vớicác nguyên tử H, O, N tạo ra vô số các hợp chất hữu cơ. Trong chất nguyên sinh của tế bào có các hợp chất hữu cơ chính là protein,gluxit, lipit, axit nucleic, ATP, và một số hợp chất vô cơ như nước, muối khoáng. 86 Ngày nay cơ sở vật chất chủ yếu nhất của sự sống không chỉ protein mà gồm cảaxit nucleic và các poli phối phát. Trong đó, cấu trúc đa phân làm cho axit nucleic vàprotein vừa rất nhiều dạng nhưng cũng rất đặc thù. Đây là nét độc đáo của các đại phântử hữu cơ. Tóm lại, sự khác nhau trong cấu tạo giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ bắtđầu từ các phân tử. Sự sống không tồn tại riêng rẽ từng phân tử mà tồn tại trong sựtương tác giữa các đại phân tử nằm trong hệ thống chất nguyên sinh trong tế bào. Tiêubiểu là mối quan hệ ADN - ARN - protein. Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống Trao đổi chất và năng lượng Sinh trưởng phát triển. Sinh sản . Trong đó, dấu hiệu sinh sản chỉ có ở vật chất hữu cơ, không có ở giới vô cơ.Ngoài ra, các dấu hiệu như tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền lànhững dấu hiệu cơ bản nhất quy định các dấu hiệu trên. Từ lâu đã có nhiều quan niệm khác nhau về sự sống và thực tế đã xảy ra nhữngcuộc tranh luận gay gắt giữa các quan niệm đó. Ngày nay thấy rõ chỉ có tế bào là đơnvị tổ chức có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống. Vào những năm 1960, A. S.Antonov đã khẳng định “chỉ có tế bào là sống” và quan niệm này dễ dàng được chấpnhận. Có thể nói về các cấp độ tổ chức của vật chất như sau: Dưới nguyên tử11.2. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Những quan điểm khác nhau về sự phát sinh sự sống Thuyết ngẫu sinh cho rằng sinh vật có thể ngẫu nhiên tự sinh ra từ các chất vô cơ.Ví dụ: Cá phát sinh từ bùn, giun phát sinh từ đất... Thuyết mầm sống cho rằng sự sống trên trái đất được truyền từ các hành tinhkhác tới dưới dạng các hạt sống. Những hạt này đi theo các thiên thạch bị hút về quảđất, hoặc cùng với bụi vũ trụ đẩy về quả đất dưới áp lực của tin sáng mặt trời. Phản đối hai quan điểm trên, quan điểm thứ 3 cho rằng sự sống trên trái 6d đãđược hình thành từ chính trên trái đất và là kết quả vận động của vật chất đã phát triểnđến trình độ nhất định. F. Anghen dựa vào các thành tựu của khoa học đương thời đã đưa ra tiên đoánnổi tiếng “Sự sống nhất định đã hình thành theo phương thức hoá học”. Quan niệm hiện đại về các giai đoạn phát sinh sự sống Về phương diện hoá học, quan niệm sự phát sinh sự sống là quá trình phức tạphoá các hợp chất của cácbon dẫn tới sự hình thành các đại phân tử protein và axit 87nucleic làm thành một hệ tương tức có khả năng tự nhân đ ...