chùa chúng tôi có nuôi bốn con bò. Chuồng bò ở dưới vườn dứa. Thỉnh thoảng, vào những buổi trưa nắng chang chang, chú Tâm Mãn thường rủ tôi xuống vườn dứa, ngồi dưới bóng mát những cây sến và hai anh em sau khi gọt dứa, vừa ăn vừa nhìn con bò mẹ đang ngẫm nghĩ chuyện đời và mấy con bò đang đi đi lại lại trong chuồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giữ bò Giữ bòchùa chúng tôi có nuôi bốn con bò. Chuồng bò ở dưới vườn dứa. Thỉnh thoảng, vàonhững buổi trưa nắng chang chang, chú Tâm Mãn thường rủ tôi xuống vườn dứa, ngồidưới bóng mát những cây sến và hai anh em sau khi gọt dứa, vừa ăn vừa nhìn con bò mẹđang ngẫm nghĩ chuyện đời và mấy con bò đang đi đi lại lại trong chuồng. Thực ra chùanuôi bò không phải là để uống sữa, cũng không phải là để làm thịt (ai cũng biết là ờ chùachúng tôi người nào cũng ăn chay, trừ chú mèo mướp. Nhưng chú này không phải củachùa nuôi, chú ở đâu tới hồi nào chúng tôi không hay và nhất định quanh quẩn ở lạikhông về). Chúng tôi nuôi bò để lấy phân bò làm vưòn, thế thôi. Đất miền Dương XuânThượng có rất nhiều sỏi đá nếu không có phân thì cây lên không tốt. Chúng tôi ủ nhữngđống phân lớn để dành trồng sắn (củ mì) và khoai lang.Thường thường anh nào vào chùa thì cũng phải trải qua thời hạn chăn bò, ít nhất là sáutháng. Dầu anh là thứ bạch diện thư sinh yếu ốm, anh cũng phải chịu kỷ luật đó. Buổisáng sau thời công phu, trong khi mọi người lo chấp tác các công việc chùa như quéttước, dọn dẹp, trồng trọt thì anh mở chuồng và lùa bò ra núi, chọn chỗ nào có nhiều cỏ.Tôi vào chùa được ba tháng thì được đi giữ bò. Nói được không phải là quá đáng đâu, vìtương đối đi giữ bò nhàn nhất và có thì giờ để học bài nhiều nhất. Này nhé, tôi lùa bò ranúi, vai mang hai cái bội (một thứ giỏ lớn) xóc trong một thứ đòn gánh nhọn, và tay cầmmột cái liềm. Cuốn luật “Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu” được bỏ vào trong chiếc bội. Rađến chỗ có nhiều cỏ, tôi để cho bò thong thả ăn cất cuốn Tỳ Ni dưới một gốc thông và lấymột viên đá đè lên cho gió khỏi bay. Thế rồi tôi xách bội và liềm đi bứt bổi. Bứt bổinghĩa là cắt bằng liềm tất cả các đọt lá tươi trên các bụi cây, lá gì cũng được, và nhận chothật chặt trong bội. Thứ lá cây này sẽ thay cho rơm rạ của đồng quê, bởi vì trên núi chúngtôi làm gì có rơm. Thứ lá bổi này sẽ trải ra trong chuồng để cho bò nằm, một ngày hailần. Trộn với phân bò, ẩm và mục đi, bổi trở thành một thứ phân bón cây rất tốt. Cứ dămmười hôm chúng tôi lại lấy phân bổi trong chuồng đến đổ ở một địa điểm mà chúng tôigọi là nhà ủ phân. Ngày lấy phân, bốn năm điệu thường chỉ mặc quần cụt bởi vì mặc đủáo thì “mất vệ sinh” lắm. Xong rồi thì tất cả đưa nhau ra giếng tha hồ tắm.Khi đã bứt và nhận đầy hai cái giỏ (phải đầy cho có ngọn đấy nhé) tôi mới nghỉ tay vàchọn một gốc cây có bóng mát để ngồi. Thường thường phải đi nhiều nơi mới bứt đượcđầy hai giỏ bổi lớn, và như thế vào khoảng mười giờ rưỡi mới xong. Tôi ngồi nghỉ vàđem sách ra học. Cuốn Tỳ Ni viết bằng chữ Hán (chúng tôi không được học kinh gì bằngchữ Việt hết, bởi lẽ những thứ kinh cần học hồi đó thì đều không có bản dịch).Cuốn Tỳ Ni là cuốn phải học thuộc lòng cũng như rất nhiều cuốn khác. Cũng như cuốnSa di luật nghi hay là cuốn Quy sơn cảnh sách. Muốn thọ giới sa di, ít nhất anh phải họcthuộc hai buổi công phu, và bốn cuốn luật, gọi là luật tiểu, trong đó có ba cuốn tôi vừanhắc ở trên, và thêm cuốn Uy nghi. Khi nào anh đọc thuộc lòng và trả lời thông suốtnhững câu hỏi của thầy về bốn cuốn ấy anh mới hy vọng được thọ giới sa di và được gọibằng chú. Nếu không thì lớn thế mấy, giỏi thế mấy, anh cũng còn bị gọi là điệu. Điệu chỉmới là tập sự vòng ngoài mà thôi.Những hôm trời mưa đi bứt bổi và giữ bò thật là khổ. Trời có khi rét căm căm. Tôi mặcthêm chiếc áo len, và mang tơi cá (đố các cậu bé thành phố biết tơi cá là gì?) ra núi. CuốnTỳ Ni phải giữ kín trong tơi, nếu không thì sẽ bị thấm nước bở ra hết. Học thuộc bốncuốn luật tiểu thật là khó khăn, nếu anh làm biếng thì khó lòng lắm. Có điệu học trướcquên sau, học sau quên trước. Tôi có biết một điệu học chú Lăng Nghiêm suốt một nămmà không thuộc; mà chú Lăng Nghiêm khó thật, đã bằng tiếng Phạn mà lại dài bằng sáubảy lần chú Đại Bi. Thảo nào có câu tục ngữ: “đi lính thì sợ cửa ải, ở sãi thì sợ LăngNghiêm”. Thực ra thì tôi không sợ Lăng Nghiêm, vì tuy bận tôi cũng học thuộc nó trongmười lăm ngày. Chú Mãn phục lăn; chú học không có phương pháp nên tốn hơn mộttháng.Có hôm trời mưa nhột lưng con bò mẹ tự nhiên bỏ chạy và mấy con bò con chạy theo.Tôi cũng phải ... chạy theo, vì sợ mất bò. Thế rồi không biết con bò giở chứng làm saoấy, không chịu về và chạy mãi về tận An Cựu. Mấy con bò con lạc tứ tán. Bữa ấy tôi bịmột phen rách chân. Mới đi chăn bò hơn một tháng, làm gì biết được những cái tật kỳ lạđó của bò mà đối phó? Tôi mệt nhoài, bỏ về thì sợ mất bò mà theo đuổi thì biết theo đuổitới đâu mới bắt được chúng lùa về chuồng? Tôi đành phải thuê hai người nông dân đónđầu và dùng áp lực của roi vọt mới lùa được con bò mẹ về. May sao khi về tới đồi NamGiao thì mấy con bò con còn quanh quẩn ở đấy. Rồi ba con bò con nhập đoàn cùng về,chiều hôm ấy tôi nhốt luôn mấy con bò trong chuồng không cho đi ăn cỏ.Chính trong thời kỳ chan bò mà tôi học thuộc được bốn cuốn luật tiểu, cuốn chót tức làcuốn Quy sơn Cảnh sách, tôi học ...
Giữ bò
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 106.20 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giữ bò truyện ngắn hay tuyển tập truyện ngắn chuyên mục thư giãn chuyên mục giải tríTài liệu có liên quan:
-
6 trang 269 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
2 trang 153 0 0
-
10 trang 128 0 0
-
4 trang 101 0 0
-
4 trang 76 0 0
-
8 trang 57 0 0
-
34 trang 53 0 0
-
12 trang 51 0 0
-
38 trang 49 0 0