Danh mục tài liệu

Góp phần bổ sung thành phần loài cá ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.11 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả bài báo này nhằm công bố danh lục thành phần loài cá đầy đủ nhất cho đến nay nhằm góp phần bổ sung mới cho khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần bổ sung thành phần loài cá ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên HuếHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6GÓP PHẦN BỔ SUNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁỞ HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾHOÀNG ĐÌNH TRUNG, VÕ VĂN PHÚTrường Đại học Khoa học, Đại học HuếThừa Thiên-Huế được đặc trưng bởi hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhấtvùng Đông Nam Á với diện tích 22.000 ha, kéo dài trên 68km dọc bờ biển của tỉnh và gồm 5đầm kế tiếp nhau: Phá Tam Giang, đầm An truyền, Sam, Thủy Tú và Cầu Hai. Hệ là vùng có giátrị nhiều mặt về kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hoá, đặc biệt về sinh thái và môi trường, mỗi năm đầmphá cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phầnxóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của dân cư trong vùng đầm phá. Đầm phá Tam Giang Cầu Hai nhận nước ngọt từ hầu hết các sông lớn trong khu vực (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, ĐạiGiang và Truồi), đồng thời thông với biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Sự tương tác sôngbiển này đã hình thành hệ đầm phá có môi trường nước lợ đặc thù quyết định tính đa dạng sinhhọc cao và giàu tài nguyên sinh vật. Khu hệ cá đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và đặc điểm sinhhọc các loài cá kinh tế ở đây đã được Võ Văn Phú và cộng sự nghiên cứu liên tục và công bố từ1993 đến 2001. Năm 2001, Võ Văn Phú và nnk đã công bố có 171 loài cá thuộc 95 giống, nằmtrong 60 họ của 17 bộ [1]. Đây được xem là công trình đầy đủ nhất và mới nhất về khu hệ đầmphá Tam Giang – Cầu Hai từ trước cho đến trận lũ lịch sử năm 1999 xảy ra ở Thừa Thiên-Huế.Trong 2 năm liên tục (2010 – 2012), chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu mẫu và định loại thànhphần loài cá trên toàn bộ vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Kết quả bài báo này nhằm côngbố danh lục thành phần loài cá đầy đủ nhất cho đến nay nhằm góp phần bổ sung mới cho khu hệcá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế.I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượngĐối tượng nghiên cứu là thành phần loài cá ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh ThừaThiên-Huế. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên 10 điểm lấy mẫu. Các mặt cắt và điểm lấymẫu được lựa chọn trên bản đồ địa hình của vùng đầm phá sao cho có thể thu được các đại diệncho vùng lấy mẫu và tuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm điều tra cơ bản của UBKHKT, naylà Bộ KH&CN ban hành 1981.Bảng 1Các điểm thu mẫu cá ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu HaiVùng đầm Cầu HaiĐiểmVị tríthu mẫuĐ1Xã Vinh HiềnĐ2Xã Lộc BìnhĐ3Xã Lộc AnĐ4Xã Vinh HàVùng đầm Sam và An TruyềnĐiểm thuVị trímẫuĐ5Xã Vinh AnĐ6Xã Phú DiênĐ7Xã Phú ThuậnVùng phá Tam GiangĐiểm thuVị trímẫuĐ8Thị trấn Thuận AnĐ9Xã Quảng PhướcĐ10Xã Quảng Lợi2. Phương pháp nghiên cứuMẫu cá được thu bằng cách đánh bắt trực tiếp cùng với ngư dân, mua mẫu của các ngư dânkhai thác thường xuyên theo đủ loại nghề đang hoạt động ở các tuyến khảo sát. Các mẫu đượccố định trong formol 4% ngay sau khi thu mẫu. Tiến hành định loại dựa vào đặc điểm hình thái372HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6theo khóa phân loại lưỡng phân của Vương Dĩ Khang (1963) [2]; Mai Đình Yên (1978, 1992)[3], [4]; Nguyễn Nhật Thi (1991) [5]; Rainboth W. J. (1996) [6] và Nguyễn Văn Hảo (2001,2005) [7], [8]. Mỗi loài cá được nêu tên Khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống,loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Lindberg G. U. (1971) [9], chuẩn tên loài theo tàiliệu của FAO (1998) [10]. Cấu trúc thành phần loài cá được sắp xếp theo hệ thống phân loạicủa Eschmeyer W. N (2005) [11]. Mẫu cá sau khi phân tích được lưu giữ tại phòng thí nghiệmBộ môn Tài nguyên và Môi trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế.II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Danh lục thành phần loàiĐã xác định được 187 loài cá thuộc 110 giống, 66 họ và 17 bộ ở hệ đầm phá Tam Giang – CầuHai, tỉnh Thừa Thiên-Huế (bảng 2). Trong đó, bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất với 106 loài (chiếm56,68%) trong 35 họ (chiếm 53,03%), 60 giống (chiếm 54,55%); tiếp đến là bộ cá Đối 14 loài(chiếm 7,49%) trong 3 họ (chiếm 4,55%) và 5 giống (chiếm 4,55%); bộ cá Chép 13 loài (chiếm6,95%), 2 họ (chiếm 3,03%), 11 giống (chiếm 10,00%); bộ cá Trích 10 loài (chiếm 5,35%), 2 họ(chiếm 3,03%), 5 giống (chiếm 4,55%); bộ cá Chình 8 loài (chiếm 4,28%), 4 họ (chiếm 6,06%),6 giống (chiếm 5,45%); bộ cá Nheo có 7 loài (chiếm 3,74%), 4 họ (chiếm 6,06%), 5 giống(chiếm 4,55%); bộ cá Nóc 7 loài (chiếm 3,74%), 3 họ (chiếm 4,55%), 3 giống (chiếm 2,73%);bộ cá Nhoái có 5 loài (chiếm 2,67%), 2 họ (chiếm 3,03%), 2 giống (chiếm 1,82%); bộ cá Bơn 5loài (chiếm 2,67%), 2 họ (chiếm 3,03%), 3 giống (chiếm 2,73%); bộ cá Đèn 4 loài (chiếm2,14%), 2 họ (chiếm 3,03%), 2 giống (chiếm 1,82%); bộ cá Mù làn 2 loài (chiếm 1,07%), 1 họ(chiếm 1,52%), 2 giống (chiếm 1,82%). Sáu bộ còn lại là bộ cá Đuối, bộ cá Cháo, bộ cá Thát lát,bộ cá Suốt, bộ cá Gai, bộ Lươn, mỗi bộ chỉ có 1 loài (chiếm 0,53%), 1 họ (chiếm 1,52%), 1giống (chiếm 0,91%).2. Cấu trúc thành phần loàiVề bậc họ, trong tổng số 66 họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 35 họ (chiếm53,03%), tiếp đến là bộ cá Chình (Anguilliformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) đều có 4 họ(chiếm 6,06%). Bộ cá Đối (Mugiliformes), bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) chứa 3 họ (chiếm4,55%). Bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Trích (Clupeiformes), bộ cá Bơn (Pleuronectiformes),bộ cá Nhoái (Beloniformes), bộ cá Đèn (Myctophiformes) cùng có 2 họ (chiếm 3,03%). Bảy bộ cònlại gồm bộ cá Đuối bông (Dasyatiformes), bộ cá Cháo (Elopiformes), bộ cá Thát lát(Osteoglossiformes), bộ cá Suốt (Atheriniformes), bộ cá Gai (Gasterosteiformes), bộ Lươn(Synbranchiformes), bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes) chỉ có 1 họ (chiếm 1,52%).Về bậc giống, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 110 giống, đa dạng nhất là bộ cá Vượcvới 60 giống (chiếm 54,55%). Bộ cá Chép xếp thứ 2 với 11 giống (chiếm 10,00%). Tiếp đến làbộ cá Chình với 6 giống (chiếm 5,45%); bộ cá Trích, bộ cá Nheo và bộ ...

Tài liệu có liên quan: