Góp phần nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Cát Hải - Hải Phòng)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 572.72 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững”, nội dung nghiên cứu đánh giá về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng đã được tiến hành nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc xác định và định lượng hoá các giá trị sinh thái được cung cấp để quy đổi thành tiền tệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Cát Hải - Hải Phòng) Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 1; 2013: 41-50 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG (CÁT HẢI - HẢI PHÒNG) Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thu, Đỗ Mạnh Hào, Lê Thị Thanh, Đỗ Văn Quân Viện Tài nguyên và Môi trường Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Huyền, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, 246 Đà Nẵng, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam. E-mail: huyennm@imer.ac.vn Ngày nhận bài: 11-4-2012 TÓM TẮT Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững”, nội dung nghiên cứu đánh giá về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng đã được tiến hành nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc xác định và định lượng hoá các giá trị sinh thái được cung cấp để quy đổi thành tiền tệ. Bài báo này góp phần cung cấp một số thông tin, tư liệu khoa học về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long đã được tập thể khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tiến hành nghiên cứu năm 2008 - 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long có đa dạng sinh học khá cao, diện tích rừng ngập mặn Phù Long bị thu hẹp nhiều, suy giảm mạnh cả về chất lượng. Nguồn lợi có những dấu hiệu cạn kiệt thể hiện qua nguồn giống tôm, cá và sản lượng đánh bắt cá. Hiện chính quyền địa phương đã có những chính sách quản lý RNM kịp thời và có hiệu quả. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn (RNM) của xã Phù Long (huyện Cát Hải, Hải Phòng) nằm ở cửa Lạch Huyện thuộc vùng cửa sông (VCS) Bạch Đằng (hình 1). Đây là một vùng nước lợ điển hình có sức sản xuất sơ cấp rất cao do nhiều chất dinh dưỡng, trao đổi nước tốt nhờ dao động thuỷ triều mạnh, chịu tương tác của dòng chảy sông và biển. Vì vậy, quá trình quang hợp mạnh mẽ, làm động lực thúc đẩy chuỗi thức ăn phát triển. Vùng nước lợ cửa sông là nơi “chế biến” chất thải đối với người và động vật, là nơi sinh trưởng của cá và vì thế có tầm quan trọng đối với nghề cá. Một số loài cá di cư vào sông đẻ trứng ở vùng nước lợ, một số loài giáp xác như tôm có bãi đẻ ở vùng biển xa bờ nhưng trứng và ấu trùng được dòng nước đưa vào vùng nước lợ gần bờ, nhất là vùng RNM kiếm mồi và sinh trưởng. RNM Phù Long là một bộ phận của khu vực RNM Đông Bắc rộng lớn nhất của phía Bắc với đa dạng sinh học cao. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái (HST) biển Hải Phòng” [2], nội dung nghiên cứu hiện trạng hệ sinh thái RNM Phù Long thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng đã được tiến hành nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc xác định và định lượng hoá các giá trị sinh thái được cung cấp từ HST RNM quy thành tiền tệ. Bài báo này cung cấp một số thông tin, tư liệu khoa học về hiện trạng HST RNM Phù Long đã được điều tra, nghiên cứu trong các năm 2008 - 2009. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tài liệu 41 Các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo chuyên đề của tập thể tác giả thuộc đề tài. Một số tư liệu từ các công bố và các nhiệm vụ khác đã thực hiện tại vùng biển này [4, 6, 8]. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các hợp phần tự nhiên và môi trường, sinh vật, đất - trầm tích, nước có trong HST RNM Phù Long. Phương pháp nghiên cứu Phân tích thành phần loài, phân bố, độ phủ và cấu trúc thực vật ngập mặn (TVNM) trong các HST RNM tiêu biểu theo phương pháp của Braun Blanquet, Fujiwara K., S. English và cộng sự và các tài liệu định loại của Phan Nguyên Hồng, Phạm Hoàng Hộ. Phân tích thành phần, mật độ của các nhóm đối tượng sinh vật sinh sống trong HST RNM (sinh vật phù du, cá, động vật phù du (ĐVĐ), vi sinh vật (VSV) theo quy phạm điều tra tổng hợp biển của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành (vùng triều) và của S. English et al [1] cho vùng dưới triều, các phương pháp khảo sát và thu mẫu cùng các tài liệu phân loại chuyên sâu của các nhóm đối tượng khác nhau. Phân tích mẫu môi trường nước: đồng thời với quá trình thu các mẫu sinh vật, tiến hành đo đạc và thu các mẫu nước, trầm tích để phân tích các chỉ tiêu thuỷ lý và thuỷ hoá, theo quy phạm phương pháp quan trắc, phân tích môi trường của cục Môi trường, Bộ KH và CN năm 1999 hiện đang áp dụng cho các trạm quan trắc Quốc gia môi trường biển. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Điều kiện tự nhiên Nằm trong vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng, khu vực RNM Phù Long có tổng diện tích 302ha, độ cao bề mặt 1-2m (năm 2008). Trong đó diện tích rừng bị khoanh đắp trong các đầm nuôi trồng thuỷ sản là 263,4ha và còn là 38,6ha là rừng tự nhiên [9], (hình 1). Ngoài ra, còn có một số diện tích rừng mới trồng, cây còn nhỏ, thấp và mật độ thưa. VCS hình phễu ảnh hưởng của quá trình sông, đang bị ngập chìm hiện đại, thiếu hụt bồi tích, tạo hình phễu lấn sâu vào lục địa với vùng đất ngập ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần nghiên cứu thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Cát Hải - Hải Phòng) Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 1; 2013: 41-50 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG (CÁT HẢI - HẢI PHÒNG) Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thu, Đỗ Mạnh Hào, Lê Thị Thanh, Đỗ Văn Quân Viện Tài nguyên và Môi trường Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Huyền, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, 246 Đà Nẵng, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam. E-mail: huyennm@imer.ac.vn Ngày nhận bài: 11-4-2012 TÓM TẮT Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững”, nội dung nghiên cứu đánh giá về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng đã được tiến hành nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc xác định và định lượng hoá các giá trị sinh thái được cung cấp để quy đổi thành tiền tệ. Bài báo này góp phần cung cấp một số thông tin, tư liệu khoa học về hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long đã được tập thể khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tiến hành nghiên cứu năm 2008 - 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long có đa dạng sinh học khá cao, diện tích rừng ngập mặn Phù Long bị thu hẹp nhiều, suy giảm mạnh cả về chất lượng. Nguồn lợi có những dấu hiệu cạn kiệt thể hiện qua nguồn giống tôm, cá và sản lượng đánh bắt cá. Hiện chính quyền địa phương đã có những chính sách quản lý RNM kịp thời và có hiệu quả. MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn (RNM) của xã Phù Long (huyện Cát Hải, Hải Phòng) nằm ở cửa Lạch Huyện thuộc vùng cửa sông (VCS) Bạch Đằng (hình 1). Đây là một vùng nước lợ điển hình có sức sản xuất sơ cấp rất cao do nhiều chất dinh dưỡng, trao đổi nước tốt nhờ dao động thuỷ triều mạnh, chịu tương tác của dòng chảy sông và biển. Vì vậy, quá trình quang hợp mạnh mẽ, làm động lực thúc đẩy chuỗi thức ăn phát triển. Vùng nước lợ cửa sông là nơi “chế biến” chất thải đối với người và động vật, là nơi sinh trưởng của cá và vì thế có tầm quan trọng đối với nghề cá. Một số loài cá di cư vào sông đẻ trứng ở vùng nước lợ, một số loài giáp xác như tôm có bãi đẻ ở vùng biển xa bờ nhưng trứng và ấu trùng được dòng nước đưa vào vùng nước lợ gần bờ, nhất là vùng RNM kiếm mồi và sinh trưởng. RNM Phù Long là một bộ phận của khu vực RNM Đông Bắc rộng lớn nhất của phía Bắc với đa dạng sinh học cao. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái (HST) biển Hải Phòng” [2], nội dung nghiên cứu hiện trạng hệ sinh thái RNM Phù Long thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng đã được tiến hành nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho việc xác định và định lượng hoá các giá trị sinh thái được cung cấp từ HST RNM quy thành tiền tệ. Bài báo này cung cấp một số thông tin, tư liệu khoa học về hiện trạng HST RNM Phù Long đã được điều tra, nghiên cứu trong các năm 2008 - 2009. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tài liệu 41 Các kết quả nghiên cứu từ các báo cáo chuyên đề của tập thể tác giả thuộc đề tài. Một số tư liệu từ các công bố và các nhiệm vụ khác đã thực hiện tại vùng biển này [4, 6, 8]. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các hợp phần tự nhiên và môi trường, sinh vật, đất - trầm tích, nước có trong HST RNM Phù Long. Phương pháp nghiên cứu Phân tích thành phần loài, phân bố, độ phủ và cấu trúc thực vật ngập mặn (TVNM) trong các HST RNM tiêu biểu theo phương pháp của Braun Blanquet, Fujiwara K., S. English và cộng sự và các tài liệu định loại của Phan Nguyên Hồng, Phạm Hoàng Hộ. Phân tích thành phần, mật độ của các nhóm đối tượng sinh vật sinh sống trong HST RNM (sinh vật phù du, cá, động vật phù du (ĐVĐ), vi sinh vật (VSV) theo quy phạm điều tra tổng hợp biển của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành (vùng triều) và của S. English et al [1] cho vùng dưới triều, các phương pháp khảo sát và thu mẫu cùng các tài liệu phân loại chuyên sâu của các nhóm đối tượng khác nhau. Phân tích mẫu môi trường nước: đồng thời với quá trình thu các mẫu sinh vật, tiến hành đo đạc và thu các mẫu nước, trầm tích để phân tích các chỉ tiêu thuỷ lý và thuỷ hoá, theo quy phạm phương pháp quan trắc, phân tích môi trường của cục Môi trường, Bộ KH và CN năm 1999 hiện đang áp dụng cho các trạm quan trắc Quốc gia môi trường biển. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Điều kiện tự nhiên Nằm trong vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng, khu vực RNM Phù Long có tổng diện tích 302ha, độ cao bề mặt 1-2m (năm 2008). Trong đó diện tích rừng bị khoanh đắp trong các đầm nuôi trồng thuỷ sản là 263,4ha và còn là 38,6ha là rừng tự nhiên [9], (hình 1). Ngoài ra, còn có một số diện tích rừng mới trồng, cây còn nhỏ, thấp và mật độ thưa. VCS hình phễu ảnh hưởng của quá trình sông, đang bị ngập chìm hiện đại, thiếu hụt bồi tích, tạo hình phễu lấn sâu vào lục địa với vùng đất ngập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long Hệ sinh thái Cát Hải - Hải Phòng Giá trị sinh tháiTài liệu có liên quan:
-
149 trang 261 0 0
-
Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi
7 trang 130 0 0 -
Thực vật dân tộc học: một bài học cho thế hệ tương lai Việt Nam
5 trang 111 1 0 -
103 trang 108 0 0
-
10 trang 103 0 0
-
362 trang 93 0 0
-
Bài thuyết trình Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá ven bờ
34 trang 87 0 0 -
Giáo trình Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Phần 1
128 trang 84 0 0 -
Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
10 trang 66 0 0 -
7 trang 49 0 0