Danh mục tài liệu

Góp thêm ý kiến về giá trị của Bộ luật Hồng Đức

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.80 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quốc triều hình luật hay bộ luật Hồng Đức thể hiện một trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp luật Đại Việt, mang những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phản ánh một cách phong phú, đa dạng đời sống và tập quán của xã hội Đại Việt trong thế kỷ XV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp thêm ý kiến về giá trị của Bộ luật Hồng ĐứcTạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 13 năm 2008GÓP THÊM Ý KIẾN VỀ GIÁ TRỊ CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC TRẦN THỊ THANH THANH* Trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước trung ương tập quyền,các hoạt động lập pháp của triều Lê đã được chú trọng và thể hiện trên nhiều mặtcủa đời sống xã hội. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật được bắt đầu ngaysau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi (1427) và bước hoàn thiện cănbản là sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật, còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức. Khi chiến tranh vừa kết thúc, trong tình hình xã hội nhiều rối loạn, chồngchất khó khăn, Lê Lợi bàn ngay việc định pháp luật, nói rõ mục đích rằng: “Từxưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nênhọc tập thời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dânchúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thìtránh, chớ để đến nỗi phạm pháp. Trong triều Lê Thái Tổ (1428-1433), nhànước đã ban hành các điều luật đầu tiên về hành chính và ổn định xã hội, các lệnhvề kiện tụng, hình phạt, phân chia ruộng đất công làng xã. Những kẻ phạm tộilười biếng, tụ tập cờ bạc uống rượu bị trừng trị rất nặng “đánh bạc bị chặt 5 ngóntay, đánh cờ bị chặt 1 phân ngón tay, vô cớ tụ tập uống rượu bị xử phạt 100trượng”... Đây là những cơ sở lập pháp ban đầu để các triều vua sau tập hợp, bổsung thành hệ thống và xây dựng nên bộ luật hoàn chỉnh của vương triều. Dưới triều Lê Thái Tông (1433-1442), một số quy tắc xét xử kiện tụng, mộtsố điều luật cấm hối lộ đã được ban hành thêm, bắt buộc các hình quan khi xét xửphải dựa vào luật: Khi xử án phải căn cứ vào các điều chính trong luật mà xétxử, còn căn cứ vào điều nào để xử một tội nào thì phải tham khảo luật hình rồitrình cho đại thần thái giám, đài quan và 5 đạo cùng nhau xem xét, nếu các quanấy đều cho là phải thì sau mới quyết định. Đó là vì việc kiện tụng có thể có oankhuất, cho nên phải xét lại cho rõ ràng.* TS, Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Tp.HCM Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 1998, Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tập II, tr. 291. Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr. 298. 3Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Trần Thị Thanh Thanh Năm 1434, vua Thái Tông có lệnh cho tất cả quan văn võ ở địa phương vềtrình tự xét xử các vụ kiện tụng: Phép trị nước lấy hình pháp gọn nhẹ làm gốc.Trẫm thấy quân nhân đều tâu báo vượt cấp, câu kết nhau để đi kiện người, bỏ phếmọi việc của dân, quấy rối triều đình, không gì tệ hơn. Từ nay quân hay dân nếucó vụ kiện nhỏ thì tới xã quan của xã mình mà trình bày, xã quan không giảiquyết được mới lên huyện, huyện không giải quyết được mới lần lượt lên lộ, lênphủ, phủ không giải quyết được thì bấy giờ mới được tâu lên. Các vụ kiện ruộngđất cũng thế. Các quan xét xử phải giữ phép công bằng, không được nhận đút lótmà làm sai để có người bị oan uổng...”. Một số luật lệ về thủ tục hành chính cũng được ban hành, như trình tựchuyển đưa giấy tờ và tấu sớ từ địa phương tới trung ương, việc kiểm soát và cấpgiấy thông hành cho dân chúng: “Khi có người tới kinh làm việc, nếu là quân thìphải có tướng hiệu, là dân thì phải có quan lộ huyện chuyển đưa lên. Nếu là cácquan đi việc công hay tư thì lấy giấy tờ ở huyện mình...Tuần kiểm các trấn vàngười kiểm soát các nơi dọc đường thủy, đường bộ cần phải xét hỏi rõ ràng,người nào không có giấy thông hành thì phải ngăn lại không cho đi...”. Trong thời Lê Nhân Tông (1442-1459), triều đình ban hành nhiều điều luậtvề quyền lợi của quan lại và quân lính, cấm quan lại và dân không được chiếmđất công để đào ao, làm vườn tược nhà cửa, lệnh cho võ quan trông coi các vệquân phải luôn điểm danh chỉnh đốn vũ khí, luyện tập võ nghệ, không được bắtquân lính đóng góp hay sai quân lính làm việc riêng. Năm 1449, Lê Nhân Tông ban hành thêm 14 điều vào bộ Hình luật. SáchĐại Việt sử ký toàn thư có đoạn: bổ sung mới vào hình luật chương điền sảngồm 14 điều. Trước kia Thái Tổ định thực hiện phép quân điền, cho nên lược bỏchương điền sản. Đến đây lại bổ sung vào  . Chế độ quân điền được Lê Thái Tổnêu lên vào tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429), có thể cho rằng ngay từ năm 1428, nhàLê đã có bộ luật của mình. Trong 14 điều bổ sung có nội dung về việc chia tàisản của chồng cho vợ cả, vợ lẽ, chia tài sản của cha mẹ cho con vợ cả, con vợ lẽ, Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr. 318. Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr. 320. Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr. 382. Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập II, tr. 376.4Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 13 năm 2008con n ...