
Hán ngữ trong tiếng Hàn Quốc nguồn gốc và phát triển
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hán ngữ trong tiếng Hàn Quốc nguồn gốc và phát triển3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC HÁN NGỮ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN SVTH: Nguyễn Thị Chi, Chu Tuấn Tú 3H12 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích I. MỞ ĐẦU 1. Lý do và mục đích chọn đề tài. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đều sinh ra và lớn lên trong cái nôi lịch sử, vănhóa của khu vực Á Đông, đều có chung cội nguồn. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịchsử, bản sắc văn hóa của mỗi nước đều được lưu dấu ấn rõ nét trong tiếng Việt và tiếng Hàn.Các yếu tố văn hóa ngoại lai, đặc biệt là sự du nhập và ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốcđã góp phần tạo ra những nét tương đồng về ngôn ngữ và chữ viết của hai quốc gia. Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn luôn được thể hiện trong hoạt động giao tiếpngôn ngữ. Những năm gần đây, số lượng người Việt Nam học tiếng Hàn và số lượng ngườiHàn Quốc học tiếng Việt ngày càng nhiều. Việc dạy học, nghiên cứu, so sánh tiếng Hàn vàtiếng Việt cùng đó cũng ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong quá trình học tập tại trường, chúng tôi đã được tiếp cận với một lượng từ HánHàn và nhận thấy lượng từ này chiếm hơn 50% từ vựng tiếng Hàn, đồng thời có nhiềuđiểm tương đồng với từ Hán Việt trong ngôn ngữ của chúng ta như phát âm, ý nghĩa. Từđó có thể nói đây chính là một thuận lợi cho người Việt khi học tiếng Hàn. Bởi vậy, việctìm hiểu và liên hệ những điểm tương đồng giữa Hán Hàn và Hán Việt sẽ giúp cho bướcđầu tiếp cận và học tập tiếng Hàn Quốc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính điều nàyđã thôi thúc chúng tôi lựa chọn chủ đề và đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu lớp từ vựng HánHàn phong phú này. Thông qua bài nghiên cứu: “Hán ngữ trong tiếng Hàn Quốc – Nguồn gốc và pháttriển”, người viết mong muốn bài viết này sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp cho các bạnsinh viên Việt Nam đang theo học hay những người quan tâm đến tiếng Hàn Quốc có thểdễ dàng tiếp cận và hiểu sâu hơn về khía cạnh Hán Hàn của ngôn ngữ này. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là từ Hán Hàn. Phương pháp nghiên cứu dựatrên những phân tích các tài liệu về lịch sử, đặc điểm của ngôn ngữ và công trình nghiêncứu của những học giả trong và ngoài nước; chúng tôi đã tìm hiểu, liệt kê và tổng hợpnhững đặc trưng cũng như quá trình hình thành, du nhập của yếu tố Hán trong tiếng HànQuốc. 353/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC II. NỘI DUNG 1. Khái quát về chữ Hán Hàn (한국어의 한자/ 한자) 1.1. Khái niệm: Cũng giống như khái niệm từ Hán Việt của Việt Nam hay khái niệm Kanji của NhậtBản, trong tiếng Hàn, những từ vựng có nguồn gốc Hán được gọi là Hanja, dùng để chỉnhững từ vay mượn gốc Hán và được phiên âm theo tiếng Hàn. 1.2. Đặc điểm của từ vựng Hán Hàn. Từ Hán Hàn chiếm hơn nửa toàn bộ từ vựng tiếng Hàn. Hán Hàn được sử dụng trongnhững từ vựng liên quan đến từ chuyên môn, từ khái niệm nhiều hơn là từ vựng cơ bản. Ví dụ: 의료보험: bảo hiểm y tế, 남진정책: chính sách Nam tiến, 핵실험: thử nghiệmhạt nhân, 정상회담: hội đàm thượng đỉnh,… Phần lớn những từ Hán thường là danh từ (chỉ một đối tượng, một khái niệm,..).Nhưng cũng có một số trường hợp là loại từ khác. Ví dụ: 선생: giáo viên, 학생: học sinh, 학교: trường học, 교실: lớp học, 당신- đại từnhân xưng ngôi thứ 2, 불과: vượt quá, 과연: quả thực. Có nhiều trường hợp từ Hán thêm hậu tố „„-하(다)‟ sẽ thành động từ hoặc tính từ. Cáctừ có đuôi 다 (không phải 하다) thì không phải là từ Hán Hàn. Ví dụ: Những từ Hán có 1 âm tiết như: 구할구 (求), 권할권 (勸) rất khó để có thể sửdụng với đuôi”-하(다)”; nhưng những từ Hán có 2 âm tiết như:대답 (對答), 건강(健康),행복 (幸福), 동의 (同意), 공부(工夫), 등산 (登山),.… thì lại được sử dụng rất nhiều. Hán tự tạo nên từ vựng linh hoạt hơn từ thuần Hàn. (Vì mỗi một từ Hán lại có rấtnhiều nghĩa khác nhau). Ví dụ: 백 - (百): 100 - (白): bạch (trắng) Khác với trật tự từ tiếng Hàn, từ Hán Hàn cũng có đặc trưng như tiếng Trung Quốc,việc từ Hán Hàn kết hợp với từ Thuần Hàn và được đọc như âm Hán – Hàn tạo nên từphức cũng chính là đặc trưng mang tính vay mượn. Trong các từ Hán Hàn chỉ có các phụ âm cơ bản, không có các phụ âm kép (ㄲ,ㄸ...).Ngoài ra có thể không kết thúc bằng nguyên âm sau”ㅡ”(ư) Ví dụ: không có các từ 그, 므, 느...) 2. Lịch sử du nhập của chữ Hán vào Triều Tiên. Chữ Hán du nhập vào bán đảo Triều Tiên thời điểm cụ thể từ bao giờ thì vẫn chưa xácđịnh được rõ. Tuy nhiên, theo các sách sử Hàn Quốc ghi chép lại, có thể xác định đượcmốc du nhập chính thức tương đối chính xác là vào năm 108 trước CN, thời điểm nhà Hán 363/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học sinh viên Khoa tiếng Hàn Kỷ yếu Khoa học sinh viên Hán ngữ trong tiếng Hàn Quốc Tiếng Hàn Quốc Từ Hán HànTài liệu có liên quan:
-
Lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Hàn Quốc
11 trang 119 0 0 -
Mối quan hệ mật thiết giữa triết lý âm - dương trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc
10 trang 71 1 0 -
Từ tượng thanh - từ tượng hình trong tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc
27 trang 64 0 0 -
14 trang 43 0 0
-
Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn
12 trang 41 0 0 -
Thực phẩm lên men trong ẩm thực Hàn Quốc
18 trang 34 0 0 -
Các biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn
14 trang 34 0 0 -
Trợ động từ trong tiếng Hàn Quốc
17 trang 33 0 0 -
Phân loại phó từ trong tiếng Hàn Quốc
11 trang 33 0 0 -
Từ điển tiếng Hàn Quốc bằng hình ảnh 1
55 trang 32 0 0 -
Ebook Korean grammar in use beginning to early intermediate: Part 1
150 trang 31 0 0 -
Ebook Korean grammar in use - Intermediate: Part 1
182 trang 31 0 0 -
Ebook Korean grammar in use beginning to early intermediate: Part 2
194 trang 30 0 0 -
19 trang 29 0 0
-
Kim chi - Không chỉ là ẩm thực
14 trang 27 0 0 -
Ebook Korean grammar in use - Intermediate: Part 2
208 trang 26 0 0 -
Ebook Korean grammar in use - Advanced: Part 1
154 trang 26 0 0 -
Tìm hiểu về phép dịch tương đương
10 trang 25 0 0 -
Ebook Korean grammar in use - Advanced: Part 2
195 trang 25 0 0 -
Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn liên quan đến thân thể
34 trang 25 0 0