Danh mục tài liệu

Mối quan hệ mật thiết giữa triết lý âm - dương trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 71      Lượt tải: 1    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kế thừa và phát triển những tinh hoa trong truyền thống ẩm thực phương Đông, Triết lý Âm dương–Ngũ hành trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc cũng mang nét tinh tế riêng, ẩn chứa trong các món ăn đặc trưng như kim chi, cơm trộn, gà tần sâm, cơm cuộn rong biển…trong cách trình bày bàn ăn khá cầu kì với hệ thống banchan (món phụ) đa dạng…thể hiện sự hòa hợp âm dương, trong cách ăn uống theo mùa sao cho phù hợp, âm dương cân bằng. Qua việc tìm hiểu Triết lí âm dương-ngũ hành thể hiện trong ẩm thực Hàn Quốc, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn về sự tinh tế của nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc của “xứ sở kimchi”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ mật thiết giữa triết lý âm - dương trong nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT GIỮA TRIẾT LÝ ÂM - DƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ẨM THỰC HÀN QUỐC SVTH: Trần Thị Chi, Nguyễn Thị Chúc (1H-08) GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Bích I. ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG ẨM THỰC TRUNG HOA 1. Triết lý âm dương–ngũ hành Triết lí âm dương là khái niệm để giải thích “bản chất của vũ trụ” (Cơ sở văn hóa Việt Nam–Trần Ngọc Thêm). Âm thể hiện cho những thứ yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại...Dương thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn... Hình 1: Biểu tượng âm dương Triết lí Âm dương có hai quy luật cơ bản là: quy luật về thành tố và quy luật về quan hệ. Quy luật về thành tố: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và trong âm có dương, trong dương có âm. Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Nếu muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Mặt khác để xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ: nước so với đất, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm. Triết lý âm dương là cơ sở để hình thành hệ thống triết lí về tam tài, ngũ hành và tứ tượng, bát quái. Âm dương trong xã hội hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng: Mộc - có tính chất động, khởi đầu (Sinh), Hỏa - có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng), Thổ - có 313 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa), Kim - có tính chất thu lại (Thu) và Thủy - có tính chất tàng chứa (Tàng). Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một, từ rất sớm. Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, về cơ bản, âm dương ngũ hành là một chỉnh thể không thể tách rời. 2. Triết lý Âm dương-Ngũ hành của Trung Hoa Âm dương-Ngũ hành được ra đời rất sớm ở Trung Hoa, và đã để lại nhiều triết lý rất sâu sắc. Âm dương Ngũ hành được thể hiện trong: y học, nghệ thuật...và đặc biệt qua ẩm thực. Triết lý Âm dương Ngũ hành trong ẩm thực Trung Hoa được nhìn nhận phong phú qua nhiều yếu tố như: màu sắc, mùi vị, nguyên liệu… Khi chế biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất: bột, nước, khoáng, đạm, béo; hay đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen, đặc biệt là đủ ngũ vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn phải tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món ăn có sự cân bằng âm–dương, thủy–hỏa. Bên cạnh đó, phải bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể. Người Trung Hoa sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình âm dương, thức ăn chính là vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương ấy, giúp cơ thể phục hồi. II. TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG-NGŨ HÀNH TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC 1. Triết lý Âm dương–Ngũ hành thể hiện qua màu sắc Âm dương sinh ra ngũ hành và các biểu tượng màu sắc của chúng, từ đó sinh ra toàn bộ dải phổ màu.Trong Ngũ hành, màu sắc bao gồm 5 màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. 1.1 Màu trắng Trước hết, theo Ngũ hành, màu trắng ứng với Kim. Trong thực phẩm ở Hàn Quốc thì nhân sâm, tỏi, hành tây, khoai tây, nấm, giá đỗ, chuối, gừng…là những thực phẩm tiêu biểu có màu trắng. các sắc tố màu trắng giúp nuôi dưỡng khả năng miễn dịch và tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa, bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Trong các thực phẩm này đặc biệt là sâm có chưá nhiều saponin (Saponin có tính chất là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: