Danh mục tài liệu

Hành trình hướng tới mục tiêu net zero: vai trò của công nghệ địa không gian

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 591.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo "Hành trình hướng tới mục tiêu net zero: vai trò của công nghệ địa không gian" trình bày vai trò và ý nghĩa của công nghệ và dữ liệu địa không gian trong việc thu thập, xử lý, phân tích, hiển thị và chia sẻ thông tin theo không gian và thời gian phục vụ một số chương trình hành động của Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero theo cam kết quốc tế của chính phủ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hành trình hướng tới mục tiêu net zero: vai trò của công nghệ địa không gian HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Hành trình hướng tới mục tiêu net zero: vai trò của công nghệ địa không gian Võ Chí Mỹ1,*, Bùi Xuân Nam2, Nguyễn Quốc Long2, Võ Ngọc Dũng2 1 Hội Trắc địa-Bản đồ-Viễn thám Việt Nam 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮT Nhằm khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,5 độ C trong thế kỷ 21 so với thời kỳ trước cách mạngcông nghiệp, góp phần cùng thế giới trong nỗ lực trung hoà carbon ứng phó với biến đổi khí hậu, tạiCOP26 tổ chức tại Glasgow Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đãmạnh mẽ cam kết về mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) củaViệt Nam vào năm 2050. Trong hành trình hướng tới mục tiêu Net Zero, cần có nhiều sự đột phá các giảipháp về chính sách, tư duy và công nghệ. Báo cáo trình bày vai trò và ý nghĩa của công nghệ và dữ liệuđịa không gian trong việc thu thập, xử lý, phân tích, hiển thị và chia sẻ thông tin theo không gian và thờigian phục vụ một số chương trình hành động của Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero theo cam kếtquốc tế của chính phủ. Báo cáo kết hợp trình bày kết quả ứng dụng UAV trong nghiên cứu chất lượngkhông khí trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam.Từ khóa: COP26; Net Zero; khí nhà kính; năng lượng tái tạo; công nghệ địa không gian.1. Khí nhà kính và biến đổi khí hậu Khí nhà kính (GHG) là nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Quy mô, tần suất và cườngđộ các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng lớn. Viễn cảnh của Trái đất sẽ còn bi thảm hơn rất nhiềunếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2,7 độ C so với thời tiền công nghiệp như dự báo hiện nay. Trong số cáckhí nhà kính thì dioxit carbon CO2 là nguồn khí nhà kính chủ đạo và là thủ phạm chính gây ra sự nónglên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, theo dự báo của Uỷ ban khí hậu Liên hợp quốc (GIEC), sựnóng lên toàn cầu sẽ làm 35-47% diện tích lớp băng vĩnh cửu trên Trái đất sẽ tan chảy. Sự tan băng ở haicực sẽ giải phóng một lượng lớn khí mê-tan trong lòng đất có thể hâm nóng bầu khí quyển nhiều gấp 30-40 lần so với khí CO2.Theo báo cáo mới nhất của GIEC, đến năm 2030, lượng khí nhà kính thải ra môitrường tăng 16% so với năm 2010. Hội nghị về biến đổi khí hậu được tổ chức hàng năm trong khuôn khổCông ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) để đánh giá quá trình ứng phó vớibiến đổi khí hậu. COP 26 diễn ra từ ngày 31 tháng 10 năm 2021 đến 12 tháng 11 năm 2021 tại GlasgowVương quốc Anh, các nước thành viên tham gia UNFCCC đã đạt được thỏa thuận về một số mục tiêuchính, bao gồm: - Giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C; - Gỉảm sử dụng năng lượng than đá và chuyển sang năng lượng tái tạo; - Giảm lượng khí thải nhà kính CH4 và CO2; - Thực hiện Net zero vào năm 2050. Dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị, thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng 150 quốc giacam kết đưa mức phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào giữa thế kỷ. Việt Nam là một trong sáu nước trênthế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26phù hợp với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước; phù hợp với xu thế của thế giới về phát triểnkinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.* Tác giả liên hệEmail: vochimy@humg.edu.vn 1055 Hình 1. Các mục tiêu chính của hành trình Net Zero2. Vai trò của công nghệ địa không gian Trong hành trình tiến tới Net Zero sẽ có hai phương hướng hoạt động chính. Một là tăng cường côngtác giám sát và kiểm soát khí nhà kính của các nguồn thải. Hai là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.Trong cả hai hoạt động đó, công nghệ và dữ liệu địa không gian đóng vai trò quan trọng.Trong nhữngnăm gần đây, công nghệ địa không gian hiện đại như hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu, hệ thông tinđịa lí, viễn thám vệ tinh, máy bay không người lái, quét laser hàng không, quét laser mặt đất v.v… khôngngừng được hoàn thiện, phát triển nhằm thu thập, lưu trữ, phân tích, hiển thị và chia sẻ dữ liệu và thôngtin về diễn biến và hiện trạng ô nhiễm không khí theo không gian và thời gian. Chất lượng dữ liệu ngàycàng cao, giá thành dữ liệu ngày càng thấp, mở ra khả năng ứng dụng dữ liệu địa không gian trong quátrình giám sát phát thải khí nhà kính phục vụ hành trình mục tiêu Net Zero của Việt Nam.a/ Viễn thám vệ tinh Nhờ những ưu điểm nổi trội như: giàu thông tin, chu kỳ thu nhận thông tin ngắn, xử lý trên diện rộng,trên thế giới và ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng triển khai các loại hình côngnghệ ảnh vệ ...

Tài liệu có liên quan: