Danh mục tài liệu

Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán của Việt Nam: Một số đánh giá sơ bộ

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.55 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng cách tiện cận hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngành để nhận dạng sơ bộ thực trạng phát triển của hệ thống ĐMST ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam về dịch vụ thanh toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán của Việt Nam: Một số đánh giá sơ bộ JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 39 HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NGÀNH VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ Đinh Tuấn Minh1 Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ Nguyễn Thùy Liên Trung tâm Nghiên cứu các giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế xã hội Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng cách tiện cận hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngành để nhận dạng sơ bộ thực trạng phát triển của hệ thống ĐMST ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam về dịch vụ thanh toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu dựa trên bảng hỏi bán cấu trúc với một số chuyên gia và đại diện các tổ chức tài chính-ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống thể chế, chính sách đóng một vai trò rất quan trọng, có thể nói là bậc nhất, trong việc thúc đẩy các hoạt động ĐMST liên quan đến dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, khách hàng ngày càng nổi lên là một nhân tố chính yếu thúc đẩy các tổ chức này nỗ lực đầu tư cho các hoạt động ĐMST. Bên cạnh vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng thể hiện là một nhân tố mới thúc đẩy hoạt động ĐMST trong lĩnh vực này. Từ khóa: Đổi mới sáng tạo ngành; Tài chính-ngân hàng; Dịch vụ thanh toán. Mã số: 19121004 1. Mở đầu Đổi mới sáng tạo trong hoạt động thanh toán đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới trong những năm vừa qua. Như Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Jerome H. Powell đã chỉ ra, những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh vực thanh toán đặt các nhà cung cấp dịch vụ tài chính-ngân hàng truyền thống phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau (Powel, 2017). Các nghiên cứu về ĐMST trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và hệ thống thanh toán nói riêng tại Việt Nam còn rất hạn chế. Các nghiên cứu gần đây về hoạt động ĐMST trong ngành tài chính-ngân hàng ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện kể từ khi việc chuyển đổi sang ngân hàng số cũng như các công ty công nghệ tài chính (Fintech) xuất hiện. Một trong số đó là Kỷ yếu hội thảo: “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực tài 1 Liên hệ tác giả: dinhtuanminh.maastricht@gmail.com 40 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán… chính-ngân hàng” do Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức vào tháng 6/2018. Nhưng cũng giống như đa phần các nghiên cứu về các khía cạnh phát triển công nghệ trong ngành tài chính-ngân hàng, các nghiên cứu trong tập kỷ yếu này chủ yếu tập trung vào phân tích hiện trạng, xu hướng và tác động của các công nghệ mới mà hầu như không đề cập đến các nhân tố cũng như các tác nhân thúc đẩy hoạt động ĐMST trong ngành. Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng cách tiệm cận hệ thống ĐMST ngành (Sectoral System of Innovation - SSI) để nhận dạng sơ bộ thực trạng phát triển của hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại (NHTM) của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đóng góp về cơ sở lý luận về hệ thống ĐMST ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, các gợi ý cho nhà quản lý để đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng ở Việt Nam. Do giới hạn về thời gian cũng như nguồn lực, chúng tôi sẽ không đánh giá tất cả các cấu phần của hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng liên quan đến hoạt động thanh toán cũng như mối quan hệ tương tác giữa chúng. Thay vì đó, chúng tôi tập trung vào phân tích cấu phần chính, đó là công nghệ lõi và nền tảng tri thức ngành tài chính-ngân hàng của các NHTM Việt Nam và các nhân tố thúc đẩy hoạt động ĐMST trong ngành này liên quan đến hoạt động thanh toán. 2. Khung phân tích hệ thống đổi mới sáng tạo ngành tài chính-ngân hàng liên quan đến dịch vụ thanh toán Dịch vụ thanh toán là dịch vụ chuyển giao nghĩa vụ tài chính giữa hai hoặc nhiều bên (Humphrey, 1995). Để dịch vụ này thay thế cho việc chi trả tiền mặt giữa các bên, nó đòi hỏi phải diễn ra nhanh chóng, chắc chắn, thuận tiện và bảo mật. Yêu cầu này khiến cho dịch vụ thanh toán trở thành một quy trình có tính hệ thống, liên quan đến nhiều bên, bao gồm bên chuyển tiền, các tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng trung ương và bên nhận tiền. Là một dịch vụ có tính hệ thống, giống như trong các ngành dịch vụ có tính hệ thống, các hoạt động ĐMST liên quan đến dịch vụ thanh toán thường tương tác chặt chẽ với khách hàng thay vì R&D nội bộ (Evangelista, 2000). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường phụ thuộc vào việc phát triển phần mềm hay sáng tạo bí quyết kinh doanh riêng. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ áp dụng khung khổ hệ thống ĐMST ngành (SSI) để ...

Tài liệu có liên quan: