Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện tượng “chuyển trường” trong câu đố dân gian xứ Huế nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhậnTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) HIỆN TƯỢNG “CHUYỂN TRƯỜNG” TRONG CÂU ĐỐ DÂN GIAN XỨ HUẾ NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Trương Thị Nhàn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Ngày nhận bài: 25/3/2019; ngày hoàn thành phản biện: 01/4/2019; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 TÓM TẮT “Chuyển trường” là hiện tượng thuộc từ vựng nhưng chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài của một hình thức chuyển đổi khác: chuyển đổi ý niệm, có cơ sở từ cách tri nhận thế giới, cách ý niệm hóa thế giới của người bản ngữ. Tìm hiểu cơ sở tri nhận, cách ý niệm hóa thế giới qua các biểu hiện ngôn ngữ trong câu đố dân gian không chỉ giúp “giải mã” ý nghĩa vật đố của các lời đố mà còn cho phép phát hiện những nét đặc trưng về tư duy và văn hóa của dân tộc nói chung và của người Việt qua các vùng miền nói riêng. Từ khóa: chuyển trường, tri nhận, ý niệm hóa, ẩn dụ ý niệm, câu đố dân gian.1. KHÁI NIỆM “TRƯỜNG NGHĨA” VÀ HIỆN TƯỢNG “CHUYỂN TRƯỜNG” “Trường nghĩa” (trường từ vựng – ngữ nghĩa) là một khái niệm quen thuộc củangữ nghĩa học từ vựng, chỉ tập hợp các từ có cùng mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau,xoay quanh một nét nghĩa biểu vật, biểu niệm nào đó, hoặc có cùng phạm vi liêntưởng. “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tậphợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [3, 172]. “Chuyển trường” có thể hiểu là hiệntượng các từ thuộc trường nghĩa này được sử dụng để biểu thị ý nghĩa của một trườngnghĩa khác, liên quan đến các hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, cũng là cơ sởcủa hiện tượng nhiều nghĩa của từ (cả trong hệ thống và trong hoạt động thực hiệnchức năng giao tiếp). Ở Việt Nam, người đầu tiên nhắc đến “chuyển trường” như một hiện tượng cótính hệ thống, giúp cho việc giải thích cách sử dụng từ ngữ trong ngôn ngữ vănchương có lẽ chính là Đỗ Hữu Châu, tác giả của hàng loạt các công trình về từ vựnghọc và ngữ nghĩa học tiếng Việt. Theo tác giả, “Ẩn dụ hay hoán dụ là sự chuyển từ ýnghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác... Các từ trong cùng phạm vi biểu vật thìthường chuyển biến nghĩa theo cùng một hướng” [3, 157]. Đáng chú ý, tác giả nhậnthấy tính hệ thống của hiện tượng “chuyển trường” và xác định đó là “tính hệ thốnggiữa hiện tượng nhiều nghĩa bên ngoài” của từ. “Lấy ví dụ: các từ chỉ bộ phận sinh lí 89Hiện tượng “chuyển trường” trong câu đố dân gian xứ Huế nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhậncủa cơ thể con người đều được dùng chỉ các chức năng hoặc một hành động đặc trưngcủa con người: ruột, gan, tim, phổi, lòng, dạ được dùng trong các nghĩa “xót ruột vì thualỗ”, “lòng yêu nước”, “thằng to gan”, “một người gan góc”, “trái tim anh dành choem”, “anh chàng bạo phổi”< Cả những từ như tai mắt, mồm miệng, miệng lưỡi, vai vế,tay chân,.. đều hình thành trên các hướng chung này của các từ chỉ bộ phận cơ thể” *3,34]. Tác giả cũng phát hiện ra tính đồng loạt của hiện tượng chuyển trường – chuyểnnghĩa trong ngôn ngữ văn chương: “Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy rasự chuyển trường biểu vật, có nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo theo nhauchuyển sang các trường biểu vật khác” *3, 53]. Ví dụ về từ lửa: Nếu dùng chỉ tình cảm,trạng thái tâm lí “thì kéo theo các từ hừng hực, rực, bốc, nhen nhóm, đốt, tàn, tắt, dập