
HIỆN TƯỢNG HEN PHẾ QUẢN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HIỆN TƯỢNG HEN PHẾ QUẢN HEN PHẾ QUẢNI.ĐỊNH NGHĨA Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản gây phù, phản ứngquá mức và hẹp lòng phế quản. Hiện tượng hẹp phế quản thường hồi phục hoàn toàn hoặc ít nhất một phầnvới điều trị.II.DỊCH TỂ HỌC Mùa đông-xuân,thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để khởi phát cơn hen.Theo Tổ chức Y tế thế giới, hen là một hiểm họa của loài người, là một trong cácbệnh mạn tính hay gặp nhất. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người hen,dự tính đến năm 2025 con số này tăng lên 400 triệu người. Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành hen gia tăng nhanh: Malaysia9,7%, Philippines 11,8%, Thái Lan 9,2%, Singapore 14,3%, Vi ệt Nam khoảng 5%.Tử vong do hen mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca.III.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH 1 1. Cấu trúc và chức năng của phế quản Không khí qua mũi, miệng ,vào thanh quản rồi vào khí quản ,sau đó vàophổi bằng hai phế quản chính (mỗi phổi có một phế quản chính). Phế quản tiếp tụcphân nhánh trong phổi thành những ống nhỏ hơn nữa được gọi là tiểu phế quản.Không khí hít vào sẽ đi qua hệ thống các khí đạo (đường thở) này để đến hàngtriệu túi khí nhỏ trong phổi được gọi là phế nang. Ôxy (O2) từ phế nang vào dòngmáu thông qua hệ thống mạch máu rất nhỏ được gọi là mao mạch. Tương tự, cácsản phẩm phế thải của cơ thể như khí carbonic (CO2) sẽ từ dòng máu vào trongphế nang và từ đó sẽ được thở ra ngoài. Các phế quản bình thường cho phép không khí đi vào và đi ra phổi thậtnhanh chóng, giúp đảm bảo nồng độ O2 và CO2 ổn định trong máu. 2 Thành của các phế quản được bao quanh bởi lớp cơ trơn có thể co và dãnmột cách tự động khi hô hấp. Sự co thắt và dãn nỡ của các phế quản được điềukhiển bởi hai hệ thần kinh khác nhau, cùng hòa hợp hoạt động để giúp cho phếquản luôn mở. Lớp lót bên trong của phế quản gọi là lớp niêm mạc, nó chứa: (1) tuyến nhầy (tiết ra đủ chất nhầy để giúp bôi trơn đường thở); (2) các tế bào viêm như tế bào mast, tế bào lympho, bạch cầu ái toan. Cáctế bào này giúp bảo vệ niêm mạc của phế quản đối với vi khuẩn, tác nhân dị ứng,chất kích thích khi được hít vào bên trong. 2. Cơ chế bệnh sinhHiện tượng tắc nghẽn phế quản trong hen phế quản là do ba yếu tố chính: viêm, cothắt phế quản và phản ứng quá mức. Viêm: Phản ứng viêm xuất hiện để đáp ứng đối với sự hiện diện của các tácnhân dị ứng hoặc chất kích thích. Phản ứng vi êm là do tác động của các hóa chấttrung gian như histamine, leukotrienes, và các chất khác. Các mô bị viêm sẽ tiết raquá mức các chất nhầy vào trong lòng phế quản. Các chất nhầy sẽ kết hợp vớinhau để tạo thành những nút nhầy có thể làm nghẹt các phế quản nhỏ (tiểu phếquản). Các tế bào viêm sẽ đến tích tụ và làm tổn thương mô tế bào. Các tế bào bị 3tổn thương sau đó sẽ bị bong tróc vào bên trong và góp phần gây nên hiện tượnghẹp đường thở. Co thắt phế quản: Cơ bao bọc xung quanh phế quản bị co thắt trong cơn henphế quản. Hiện tượng co thắt các cơ ở đường thở được gọi là co thắt phế quản.Hiện tượng co thắt phế quản làm cho đường thở càng bị hẹp hơn. Các hóa chấttrung gian và dây thần kinh đã làm cho các cơ này co thắt lại. Phản ứng quá mức (Quá mẫn cảm): Ở bệnh nhân bị hen phế quản, đườngthở bị co thắt và viêm mạn tính trở nên nhạy cảm hơn, phản ứng mạnh hơn đối vớicác tác nhân gây dị ứng, chất kích thích, nhiễm trùng. Việc tiếp xúc với các tácnhân này có thể làm cho đường thở bị viêm và hẹp nhiều hơn. 3.Nguyên nhân Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạntính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên. Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguy ên khác nhau Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là: 4 Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt. Hít phải không khí ô nhiễm. Hít phải những tác nhân kích thích đường hô hấp như nước hoa hoặc chất tẩy rửa. Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc. Hít phải những chất gây dị ứng như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật. Nhiễm trùng hô hấp trên:cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản. Thời tiết lạnh, khô. Cảm xúc hưng phấn hoặc stress. Vận động quá nhiều. Trào ngược dịch dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản ) Sulphit : một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu. Ở một số phụ nữ ,triệu chứng hen liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.4.Những yếu tố nguy cơ của hen Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác. 5 Chàm : một loại dị ứng ảnh hưởng trên da. Di truyền : có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1.Triệu chứng thường gặp:Thở nhanh (Thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở raHo: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện saukhi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô. Nặng ngực: Có thể đi kèm hoặc không với các triệu chứng trên. Cơn hen phế quản điển hình:Xãy ra lúc nữa đêm về sáng, bệnh nhân đangngủ,cảm thấy ngứa họng,ho khan sau đó khò khè khó thở.Bệnh nhân phải ngồi dậyđể thở, cơn kéo dài khoảng vài phút sau khi khạc được ít đàm nhày trong bệnhnhân cảm thấy bớt khó thở ,có thể ngủ lại được. 6 Ngứa mắt Ngứa mũi Ho và khò khè Ngứa và nổi mề đay Các triệu chứng khác: - Sốt, ho khạc đàm đục nếu có nhiễm trùng hô hấp - Rối l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu có liên quan:
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 187 0 0 -
38 trang 186 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 183 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 169 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 160 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 117 0 0 -
40 trang 115 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 101 0 0 -
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 82 0 0 -
40 trang 75 0 0
-
39 trang 70 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 61 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 58 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 52 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 49 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 46 0 0 -
16 trang 43 0 0
-
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 42 0 0 -
39 trang 40 0 0