Danh mục tài liệu

Hiện tượng treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Phân tích vụ việc Philip Morris kiện chính phủ Úc và liên hệ với Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.87 KB      Lượt xem: 42      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những ảnh hưởng của treaty shopping và quan điểm của cơ quan xét xử về vấn đề này thông qua nghiên cứu vụ tranh chấp điển hình giữa Philip Morris và Chính phủ Úc. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình GQTC cũng như đàm phán và ký kết IIA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện tượng treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Phân tích vụ việc Philip Morris kiện chính phủ Úc và liên hệ với Việt Nam HIỆN TƯỢNG TREATY SHOPPING TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: PHÂN TÍCH VỤ VIỆC PHILIP MORRIS KIỆN CHÍNH PHỦ ÚC VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM Đào Kim Anh Trịnh Quang Hưng Tóm tắt Một trong những điểm đặc trưng của pháp luật đầu tư quốc tế là sự tồn tại của cơ chế giải quyết tranh chấp (GQTC) giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước trong các hiệp định đầu tư (IIA), theo đó nhà đầu tư có quyền trực tiếp khởi kiện Nhà nước ra trọng tài quốc tế. Cơ chế này được coi là một sáng kiến quan trọng thúc đẩy sự phát triển của pháp luật đầu tư, tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc nhà đầu tư có thể lạm dụng cơ chế GQTC gây bất lợi cho Nhà nước. Một vấn đề gây nhiều quan ngại về việc lạm dụng cơ chế GQTC bởi nhà đầu tư là hiện tượng treaty shopping – một kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng để đạt được quốc tịch mong muốn nhằm có quyền khởi kiện Nhà nước theo một IIA có lợi. Bài viết phân tích những ảnh hưởng của treaty shopping và quan điểm của cơ quan xét xử về vấn đề này thông qua nghiên cứu vụ tranh chấp điển hình giữa Philip Morris và Chính phủ Úc. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình GQTC cũng như đàm phán và ký kết IIA. Từ khóa: treaty shopping, tranh chấp đầu tư quốc tế, lạm dụng quyền bởi nhà đầu tư, tranh chấp giữa Philip Morris và Chính phủ Úc. Abstract One typical feature of international investment law is the existence of the investor-state dispute settlement (ISDS) under international investment agreements (IIAs), whereby investors has the right to directly initiate a claim against the State before international arbitration. This mechanism is considered an important contributor to the development of investment law, however, there has been growing concern over investors’s abuse of ISDS mechanism. One head-aching issue about investors’s abuse of ISDS is treaty shopping - a technique used by investors to access ISDS mechanism under a targeted IIA. This article analyzes the effects of treaty shopping and arbitrations’ viewpoint towards this issue through the landmark case between Philip Morris and Australia. Accordingly, the article gives some experience to the Vietnamese Government in dealing with ISDS process as well as negotiating and signing IIAs. Keywords: treaty shopping, investor-state dispute, abuse of rights by investors, Philip Morris v. Australia dispute. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, hoạt động đầu tư quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực chính đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp đầu tư cũng gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài (“NĐTNN”) và Nhà nước tiếp nhận đầu tư. Với mục đích đảm bảo  Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương, Email: hungtq@ftu.edu.vn 1  quyền lợi hợp pháp cho NĐTNN và khuyến khích hoạt động đầu tư quốc tế, từ những năm 1960, pháp luật đầu tư quốc tế đã hình thành cơ chế cho phép NĐTNN trực tiếp khởi kiện Nhà nước ra trọng tài quốc tế. Mặc dù cơ chế này được đánh giá cao về tính độc lập và hiệu quả, thực tế áp dụng cho thấy cơ chế này bộc lộ những “lỗ hổng” và có nguy cơ bị lạm dụng bởi nhà đầu tư. Một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây liên quan tới việc lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp (GQTC) là hiện tượng treaty shopping. Đây là một kỹ thuật được nhà đầu tư thực hiện thông qua việc cố tình thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi cơ cấu sở hữu nhằm đạt được quốc tịch mong muốn để sau đó có thể khởi kiện Nhà nước theo một hiệp định đầu tư quốc tế (IIA)1 có lợi cho nhà đầu tư. Treaty shopping được thực hiện ngày càng nhiều và trở thành một vấn đề “nóng” trong nhiều vụ tranh chấp đầu tư. Như vậy, câu hỏi đặt ra là treaty shopping có phải là hành vi hợp pháp hay không? Trong thực tiễn tranh chấp, cơ quan xét xử giải quyết vấn đề này như thế nào? Quan trọng hơn, đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, làm thế nào để có thể phòng tránh nguy cơ bị nhà đầu tư khởi kiện thông qua kỹ thuật treaty shopping trong khi vẫn đảm bảo chính sách thu hút đầu tư nước ngoài? Bài viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi trên thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xét xử tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan tới treaty shopping, đặc biệt đi sâu phân tích vụ tranh chấp giữa Philip Morris và Chính phủ Úc – một trong những tranh chấp điển hình về vấn đề này. 2. Hiện tượng treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế 2.1. Khái niệm và cách thức thực hiện treaty shopping Trong quy định pháp luật đầu tư không tồn tại một định nghĩa chính thức về treaty shopping. Tuy nhiên từ thực tiễn đầu tư, treaty shopping có thể được hiểu là việc nhà đầu tư cơ cấu (hoặc tái cơ cấu) hoạt động đầu tư nhằm đạt được sự bảo hộ theo một IIA mà nhà đầu tư mong muốn (Julien Chaisse, 2015). Nhà đầu tư thường thực hiện treaty shopping trong trường hợp (i) chưa có IIA giữa quốc gia của nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư; hoặc (ii) mặc dù đã có IIA giữa hai quốc gia nhưng quy định trong IIA này đối với nhà đầu tư lại kém ưu đãi hơn so với một IIA khác (Eunjung Lee, 2015). Mục đích nhà đầu tư hướng tới khi thực hiện treaty shopping là sự bảo hộ theo một IIA nhất định. Sở dĩ có sự “shopping” giữa các hiệp định đầu tư là do trong lĩnh vực đầu tư quốc tế chưa hình thành một hệ thống các hiệp định đa phương thống nhất như các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực thương mại quốc tế (Eunjung Lee, 2015). Vì vậy, hoạt động đầu tư quốc tế được điều chỉnh bởi hàng ngàn IIA với mức độ và phạm vi bảo hộ khác nhau. Vì IIA chứa đựng các cam kết đưa ra trên cơ sở có đi có lại giữa các quốc gia, phạm vi bảo hộ của IIA chỉ dành cho nhà đầu tư của các bên ký kết. Tiêu chí để quyết định một nhà đầu tư có được bảo hộ theo IIA thường là dựa vào quốc tịch của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: