Danh mục tài liệu

Hiệp định TPP - cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 266.55 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, gồm 30 chương với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bài viết của tác giả sẽ phân tích những cơ hội, thách thức và giải pháp của Chính phủ cũng như người lao động khi tham gia vào TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định TPP - cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam HIỆP ĐỊNH TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM Lê Thanh Hải Viện Lịch sử quân sự Việt NamTóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mạitự do nhiều bên, gồm 30 chương với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tựdo chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Khi ViệtNam tham gia vào các Hiệp định TPP sẽ tác động mạnh đến tất cả các hoạtđộng kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam. Trong đó, bêncạnh những cơ hội về việc làm, tiền lương thì lao động Việt Nam sẽ đứng trướcnhững thách thức lớn... Chính phủ và người lao động Việt Nam phải làm gì đểđón làn sóng đầu tư mới mà TPP đem lại? Bài viết của tác giả sẽ phân tíchnhững cơ hội, thách thức và giải pháp của Chính phủ cũng như người lao độngkhi tham gia vào TPP. Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP3) là hình mẫu hợp táckinh tế đầu thế kỷ XXI, giúp tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩycác mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam cũng như các nướcthành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển củacác thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện. Vậy,khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, lao động Việt Nam cónhững cơ hội và thách thức gì?1. Nguồn lao động Việt Nam tính đến năm 2015 Theo Tổng cục Thống kê, đến 1/10/2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trởlên của cả nước ước tính là 54,3 triệu người, trong đó, nam 28,1 triệu người,chiếm 51,77% và nữ 26,2 triệu người, chiếm 48,2%; khu vực thành thị là 16,9triệu người, chiếm 31%; khu vực nông thôn là 37,5 triệu người, chiếm 68,9%. Với khoảng 20% đã qua đào tạo, lực lượng lao động trong độ tuổi lao độngtại thời điểm trên là 47,8 triệu người, nam chiếm 54% và nữ chiếm 46%; khu vực3 Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement 409thành thị chiếm 32,2%; khu vực nông thôn chiếm 67,81%. Lao động 15 tuổi trởlên đang làm việc trong 9 tháng năm 2015 ước tính là 52,7 triệu người, trong đóngành nông - lâm nghiệp và thủy sản là 23,35 triệu người, chiếm 44%; ngànhcông nghiệp và xây dựng là 11,8 triệu người, chiếm 22,5%; ngành dịch vụ là17,52 triệu người, tăng 590 nghìn người, chiếm 33%. Trong 9 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổiước tính là 2,36%, trong đó khu vực thành thị là 3,42% và khu vực nông thôn là1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) ước tính là 6,74%, trongđó, khu vực thành thị là 11,5% và khu vực nông thôn là 5%. Mặc dù nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng, có tỷ lệ tham gia lực lượnglao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng lao động có việc làm phi chính thứcphi hộ nông nghiệp (việc làm tự do, không có bảo hiểm xã hội) lại khá cao. Ướctính quý III/2015, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệpcủa cả nước chiếm 56,4% tổng số lao động có việc làm khu vực phi hộ nôngnghiệp, trong đó tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệpkhu vực thành thị là 47,1%; khu vực nông thôn là 64,5%. Thu nhập của người lao động nước ta nhìn chung còn thấp; lương tối thiểumới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu và khoảng 80% lao động ViệtNam không có tích lũy hoặc chỉ có mức tích lũy dưới 2 triệu đồng/người/tháng.Tính chung 9 tháng năm 2015, cả nước có 227,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm25% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 938,7 nghìn lượt nhân khẩu thiếuđói, giảm 27,3%.2. Các tiêu chuẩn lao động của ILO được áp dụng tại Hiệp định TPP Hiệp định TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳngđịnh lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chứcLao động Quốc tế (ILO4) về những nguyên tác và quyền cơ bản trong lao độngmà tất cả các nước thành viên TPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thivới tư cách thành viên ILO, bao gồm: - Một là, quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao độngvà người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO)5.4 International Labour Organization.5 Quyền tự do liên kết được đề cập đến trong hai công ước này chỉ bao gồm quyền của người lao độngcũng như của người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập tổ chức đại diện cho mình nhằm mụcđích tương tác trong quan hệ lao động. Hai công ước này không điều chỉnh các hiệp hội cũng như cáchoạt động không thuộc về quan hệ lao động.410 - Hai là, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ướcsố 29 và số 105 của ILO). - Ba là, cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ emtồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước số 182 của ILO); - Bốn là, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp(theo Công ước số 100 và số 111 của ILO). Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992. Với tinh thần bảo đảm điềukiện lao động tốt nhất cho người lao động, Việt Nam đã chủ động phê chuẩn 5công ước cơ bản của ILO, bao gồm các Công ước số 29, 100, 111, 138 và 182.Với 3 công ước cơ bản còn lại các các Công ước số 87, 98 và 105, Việt Nam đãvà đang tiến hành nghiên cứu và chuẩn bị để trình cơ quan có thẩm quyền phêchuẩn. Theo Tuyên bố năm 1988 của ILO thì các nước thành viên ILO dù đã phêchuẩn hay chưa phê chuẩn các công ước cơ bản nêu trên đều có nghĩa vụ tôntrọng, thúc đẩy và thực hiện bốn tiêu chuẩn lao động được đề cập trong các côngước đó. Do đó, có thể thấy các yêu cầu về lao động trong TPP cũng chính là yêu cầuđặt ra đối với các quốc gia thành viên ILO. Là thành viên có trách nhiệm củaILO, Việt Nam luôn khẳng định cam kết tôn trọng thúc đẩy và thực hiện các ti ...

Tài liệu có liên quan: