Hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 520.81 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày một hướng tiếp cận về thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du, đó là tìm hiểu về hình ảnh quan ải xuất hiện trong các tác phẩm bên cạnh những hướng đi đã có. Qua việc khảo sát, phân tích những bài thơ chữ Hán viết về quan ải – hình ảnh đặc trưng và xuất hiện khá phổ biến trên hành trình đi sứ của mỗi nhà thơ – bài viết làm rõ hai ý nghĩa cơ bản về hình ảnh này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19, Số 1 (2022): 73-85 Vol. 19, No. 1 (2022): 73-85 ISSN: Website: http://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.1.3289(2022) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu * HÌNH ẢNH QUAN ẢI TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN ĐỀ VÀ NGUYỄN DU Nguyễn Hữu Rạng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Rạng – Email: 4401601040@student.hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 03-10-2021; ngày nhận bài sửa: 06-01-2021; ngày duyệt đăng: 20-01-2022 TÓM TẮT Bài viết trình bày một hướng tiếp cận về thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du, đó là tìm hiểu về hình ảnh quan ải xuất hiện trong các tác phẩm bên cạnh những hướng đi đã có. Qua việc khảo sát, phân tích những bài thơ chữ Hán viết về quan ải – hình ảnh đặc trưng và xuất hiện khá phổ biến trên hành trình đi sứ của mỗi nhà thơ – bài viết làm rõ hai ý nghĩa cơ bản về hình ảnh này. Hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du vừa tạo cho con người cảm giác sợ hãi, thương tiếc quá khứ, đồng thời cũng gợi lên sự chia cắt, li biệt thông qua sự đối lập giữa hai vùng không gian “quê người” và “quê mình”. Từ hai ý nghĩa này, bài viết làm rõ một đặc điểm nổi bật về hiện thực mà con người trung đại dù muốn hay không đều phải trải qua giữa cơn địa chấn dữ dội của thế kỉ XVIII – XIX: hiện thực chia li, cách biệt. Từ khóa: thơ chữ Hán; Nguyễn Đề; Nguyễn Du; quan ải 1. Đặt vấn đề Mặc dù không được biết đến một cách phổ biến và rộng rãi trong mọi tầng lớp như Truyện Kiều nhưng không thể phủ nhận rằng, thơ chữ Hán Nguyễn Du thực sự là một trong những sáng tác thi ca đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trên thi đàn văn chương dân tộc thế kỉ XVIII – XIX. Tác giả Mai Quốc Liên (1996) trong phần Lời nói đầu của công trình Nguyễn Du toàn tập, tập 1 đã từng nhận định: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa.” (Mai, 1996, p.7). Thế nhưng, nhìn chung cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hay một bài viết nào đề cập cụ thể hoặc chủ trương tìm hiểu, khai thác hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán của ông. Người ta thường nói nhiều, đào sâu các hình ảnh tóc bạc, ngọn gió, mùa thu, mộ, núi sông... nhưng tuyệt nhiên chưa thấy nhắc đến hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán của ông. Còn đối với thơ chữ Hán Nguyễn Đề, hầu như các vấn đề trong thơ ông cho đến nay vẫn còn là một ẩn số cần được giải mã nhiều hơn. Thơ chữ Cite this article as: Nguyen Huu Rang (2022). Image of the pass in Chinese poetry by Nguyen De and Nguyen Du. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(1), 73-85. 73 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 1 (2022): 73-85 Hán của ông dường như chỉ mới dừng lại trong phạm vi khảo cứu, sưu tầm, tập hợp các văn bản nhưng số lượng các công trình dạng này nhìn chung cũng không nhiều, chỉ mới thu được hai công trình hoàn chỉnh: (1) Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề (1995) do Nguyễn Thị Phượng chủ biên, tìm kiếm và giới thiệu được 143 bài; (2) Thơ Nguyễn Đề tuyển (2019) do Lê Quang Trường chủ biên, tìm kiếm và giới thiệu 131 bài. Còn việc nghiên cứu, tiếp cận chuyên sâu các vấn đề đặt ra trong thơ chữ Hán của ông hầu như chưa thực sự nở rộ, có chăng cũng chỉ ở dạng rời rạc, nhỏ lẻ, chủ yếu dùng để liên hệ, đối sánh với những vấn đề của các tác giả trung đại khác cùng thời. Từ thực trạng trên, chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du, cụ thể trong bài viết này là hình ảnh quan ải và hiện thực chia li, cách biệt của con người trung đại, là việc làm cần thiết hiện nay. Từ góc độ phân tích cấu trúc – hệ thống, bài viết này góp phần làm rõ những đặc điểm biểu hiện và ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề (10 bài) và Nguyễn Du (12 bài) qua đó góp phần làm nổi bật đặc điểm về hiện thực chia li, cách biệt mà con người thời trung đại phải đối mặt giữa “cơn gió bụi” của thế kỉ XVIII – XIX. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Quan ải – nơi tạo cho con người cảm giác sợ hãi, thương tiếc quá khứ Một trong những đặc điểm thường thấy khi nhắc đến hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19, Số 1 (2022): 73-85 Vol. 19, No. 1 (2022): 73-85 ISSN: Website: http://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.1.3289(2022) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu * HÌNH ẢNH QUAN ẢI TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN ĐỀ VÀ NGUYỄN DU Nguyễn Hữu Rạng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Rạng – Email: 4401601040@student.hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 03-10-2021; ngày nhận bài sửa: 06-01-2021; ngày duyệt đăng: 20-01-2022 TÓM TẮT Bài viết trình bày một hướng tiếp cận về thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du, đó là tìm hiểu về hình ảnh quan ải xuất hiện trong các tác phẩm bên cạnh những hướng đi đã có. Qua việc khảo sát, phân tích những bài thơ chữ Hán viết về quan ải – hình ảnh đặc trưng và xuất hiện khá phổ biến trên hành trình đi sứ của mỗi nhà thơ – bài viết làm rõ hai ý nghĩa cơ bản về hình ảnh này. Hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du vừa tạo cho con người cảm giác sợ hãi, thương tiếc quá khứ, đồng thời cũng gợi lên sự chia cắt, li biệt thông qua sự đối lập giữa hai vùng không gian “quê người” và “quê mình”. Từ hai ý nghĩa này, bài viết làm rõ một đặc điểm nổi bật về hiện thực mà con người trung đại dù muốn hay không đều phải trải qua giữa cơn địa chấn dữ dội của thế kỉ XVIII – XIX: hiện thực chia li, cách biệt. Từ khóa: thơ chữ Hán; Nguyễn Đề; Nguyễn Du; quan ải 1. Đặt vấn đề Mặc dù không được biết đến một cách phổ biến và rộng rãi trong mọi tầng lớp như Truyện Kiều nhưng không thể phủ nhận rằng, thơ chữ Hán Nguyễn Du thực sự là một trong những sáng tác thi ca đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trên thi đàn văn chương dân tộc thế kỉ XVIII – XIX. Tác giả Mai Quốc Liên (1996) trong phần Lời nói đầu của công trình Nguyễn Du toàn tập, tập 1 đã từng nhận định: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa.” (Mai, 1996, p.7). Thế nhưng, nhìn chung cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hay một bài viết nào đề cập cụ thể hoặc chủ trương tìm hiểu, khai thác hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán của ông. Người ta thường nói nhiều, đào sâu các hình ảnh tóc bạc, ngọn gió, mùa thu, mộ, núi sông... nhưng tuyệt nhiên chưa thấy nhắc đến hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán của ông. Còn đối với thơ chữ Hán Nguyễn Đề, hầu như các vấn đề trong thơ ông cho đến nay vẫn còn là một ẩn số cần được giải mã nhiều hơn. Thơ chữ Cite this article as: Nguyen Huu Rang (2022). Image of the pass in Chinese poetry by Nguyen De and Nguyen Du. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(1), 73-85. 73 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 1 (2022): 73-85 Hán của ông dường như chỉ mới dừng lại trong phạm vi khảo cứu, sưu tầm, tập hợp các văn bản nhưng số lượng các công trình dạng này nhìn chung cũng không nhiều, chỉ mới thu được hai công trình hoàn chỉnh: (1) Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Đề (1995) do Nguyễn Thị Phượng chủ biên, tìm kiếm và giới thiệu được 143 bài; (2) Thơ Nguyễn Đề tuyển (2019) do Lê Quang Trường chủ biên, tìm kiếm và giới thiệu 131 bài. Còn việc nghiên cứu, tiếp cận chuyên sâu các vấn đề đặt ra trong thơ chữ Hán của ông hầu như chưa thực sự nở rộ, có chăng cũng chỉ ở dạng rời rạc, nhỏ lẻ, chủ yếu dùng để liên hệ, đối sánh với những vấn đề của các tác giả trung đại khác cùng thời. Từ thực trạng trên, chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề và Nguyễn Du, cụ thể trong bài viết này là hình ảnh quan ải và hiện thực chia li, cách biệt của con người trung đại, là việc làm cần thiết hiện nay. Từ góc độ phân tích cấu trúc – hệ thống, bài viết này góp phần làm rõ những đặc điểm biểu hiện và ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề (10 bài) và Nguyễn Du (12 bài) qua đó góp phần làm nổi bật đặc điểm về hiện thực chia li, cách biệt mà con người thời trung đại phải đối mặt giữa “cơn gió bụi” của thế kỉ XVIII – XIX. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Quan ải – nơi tạo cho con người cảm giác sợ hãi, thương tiếc quá khứ Một trong những đặc điểm thường thấy khi nhắc đến hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ chữ Hán Hình ảnh quan ải trong thơ chữ Hán Thơ chữ Hán Nguyễn Đề Thơ chữ Hán Nguyễn Du Nguyễn Du toàn tậpTài liệu có liên quan:
-
Cái nhìn tiến bộ trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát - Nguyễn Thị Tính
7 trang 41 0 0 -
Tư tưởng thân dân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
7 trang 35 0 0 -
Cái nhìn nghệ thuật độc đáo và kiểu kết cấu
11 trang 33 0 0 -
Mùa thu trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
6 trang 28 0 0 -
Nhân vật Nguyễn Du từ thơ đến tiểu thuyết
15 trang 27 0 0 -
361 trang 26 0 0
-
Về bút pháp nghệ thuật thơ chữ Hán Đào Tấn
7 trang 24 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 trang 24 0 0 -
Thiên nhiên và cuộc sống thôn quê trong thơ chữ Hán Đặng Huy Trứ và Nguyễn Khuyến
8 trang 23 0 0 -
Tuyển tập thơ Hồ Chí Minh: Phần 1
216 trang 21 0 0