Danh mục tài liệu

Thiên nhiên và cuộc sống thôn quê trong thơ chữ Hán Đặng Huy Trứ và Nguyễn Khuyến

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.60 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam có mối quan hệ sâu sắc với nền văn hóa dân tộc. Đằng sau mỗi lũy tre làng luôn ẩn chứa một nếp sống, phong tục tập quán và đặc sắc văn hóa riêng biệt. Thơ ca trung đại Việt Nam là di sản quý giá góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Đặng Huy Trứ và Nguyễn Khuyến là hai thi nhân tiêu biểu của thế kỉ XIX đã kế thừa và phát huy thành tựu đó của thơ ca.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiên nhiên và cuộc sống thôn quê trong thơ chữ Hán Đặng Huy Trứ và Nguyễn KhuyếnTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 THIÊN NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG THÔN QUÊ TRONG THƠ CHỮ HÁN ĐẶNG HUY TRỨ VÀ NGUYỄN KHUYẾN Lê Thị Nương1 TÓM TẮT Đề tài thôn quê trong thơ trung đại Việt Nam có mối quan hệ sâu sắc với nền vănhóa dân tộc. Đằng sau mỗi lũy tre làng luôn ẩn chứa một nếp sống, phong tục tậpquán và đặc sắc văn hóa riêng biệt. Thơ ca trung đại Việt Nam là di sản quý giá gópphần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại hàng nghìnnăm. Đặng Huy Trứ và Nguyễn Khuyến là hai thi nhân tiêu biểu của thế kỉ XIX đã kếthừa và phát huy thành tựu đó của thơ ca. Với những thi phẩm bằng chữ Hán về thônquê, các thi nhân đã thể hiện cảnh sắc thiên nhiên cũng như cuộc sống người dân laođộng mộc mạc, giản dị và đậm đà tinh thần dân tộc. Từ khóa: Thiên nhiên thôn quê, thơ chữ Hán 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên tiến trình phát triển của thơ trung đại Việt Nam, đến cuối thế kỷ XIX,thơ chữ Hán vẫn được nhiều tác giả lựa chọn để gửi gắm tâm tình. Tuy nhiên,kiểu chữ vuông cao quý ở giai đoạn này không chỉ khắc họa cái cao nhã mà còn lànơi để các thi nhân thể hiện niềm tự hào dân tộc qua những vần thơ về cảnh bìnhdị, dân dã ở thôn quê. Đề tài thôn quê vốn được thể hiện chủ yếu ở mảng thơ chữNôm, song thơ chữ Hán là một thứ ngôn ngữ ngoại nhập cũng đã có những phá vỡquy phạm để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn này. Đặng Huy Trứvà Nguyễn Khuyến là hai tác giả để lại nhiều thi phẩm có đóng góp không nhỏtrong sự phát triển của thơ ca trung đại Việt Nam. Một trong những biểu hiện củasự phát triển đó là đưa chất hiện thực vào thơ chữ Hán và dần thoát khỏi nhữngước lệ sáo mòn của văn chương nhà nho. Từ sáng tác của thơ thời Trần đến ĐặngHuy Trứ và Nguyễn Khuyến đã có bước tiến đáng kể về đề tài và phạm vi phảnánh. Trong những giai đoạn đầu, đề tài thôn quê chưa phải là đối tượng để thinhân phản ánh mà chỉ được bộc lộ gián tiếp qua tư tưởng, tình cảm của tác giả.Đến thế kỷ XIX, hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống thôn quê đã được khắc họaphong phú và đa dạng, là đối tượng thẩm mĩ của văn học. Đó cũng chính là xu thếphát triển theo hướng dân tộc hóa, giàu tinh thần nhân văn, nhân bản của thơ catrung đại Việt Nam.1 ThS. Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức 87 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Thiên nhiên thôn quê sinh động, đa sắc màu Thiên nhiên là đối tượng thẩm mỹ quan trọng của văn học trung đại đặc biệt làthơ ca. Các thi nhân Việt Nam vừa ảnh hưởng quan điểm sáng tác theo hướng “điềnviên sơn thủy” của cổ học Trung Hoa vừa bộc lộ tình cảm sâu sắc với thiên nhiên đấtViệt. Trong vũ trụ rộng lớn, con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ gắn bó, hòađồng, có sự tương giao theo quan niệm “thiên nhân tương dữ”, “thiên nhân tươngcảm”. Văn học phương Đông thường coi thiên nhiên trong sự hòa đồng, gắn bó. Cảnhvật thiên nhiên được hiểu theo nghĩa rộng nhất là toàn bộ thế giới tự nhiên xung quanhcuộc sống con người. Đó là các yếu tố thiên nhiên như gió mây, sông núi, hoa lá, cỏcây, chim muông... (phong, hoa, tuyết, nguyệt, sơn thủy, thảo, diệp, điểu, vân...). Ở mỗi dân tộc, mỗi thời kì, thiên nhiên được thể hiện khác nhau và mang giá trịthẩm mỹ riêng biệt. Thiên nhiên thôn quê Việt Nam vừa có những nét chung củathiên nhiên khu vực Đông Á nhưng cũng có những đặc sắc riêng biệt. Đặc biệt lànhững vần thơ viết về thiên nhiên thôn quê. Đó là sự kết hợp hài hòa của những đốicực, thiên nhiên thôn quê vừa có vẻ đẹp mộc mạc dân dã mà không kém phần taonhã, mĩ lệ; vừa quen thuộc mà cũng mới lạ đầy sáng tạo, vừa ảnh hưởng vẻ đẹp ngoạinhập nhưng vừa mang bản sắc dân tộc. Vì vậy, chúng ta có thể tìm hiểu thiên nhiênthôn quê trên hai bình diện là thiên nhiên mộc mạc, dân dã và thiên nhiên tao nhã mĩlệ. Theo nội hàm từ bình dị, dân dã có nghĩa là “điều bình thường và giản dị”, “quêmùa và chất phác” [8; tr 238]. Vì vậy, thiên nhiên thôn quê mang vẻ đẹp bình dị, dândã là thiên nhiên gắn với cuộc sống của người nông dân và là thiên nhiên gần gũi, quenthuộc đối với dân tộc Việt. Thiên nhiên trước thế kỉ XIX hầu hết nói về cảnh có núi, có sông, có chimmuông, hoa cỏ, có “ngàn mai gió cuốn”, có “dặm liễu sương sa”... Có nhiều cảnh đẹpsang trọng nhưng dường như vẫn có sự xa lạ với đông đảo người dân Việt. Có lẽ doquan điểm sáng tác mang tính chất quan phương, hướng thượng nên thi nhân phảimượn cảnh cao sang quý phái ở nước ngoài và điển cố để vẽ nên một bức tranh mĩ lệ.Vì vậy, dù có nhiều cảnh đẹp nhưng thiếu sắc màu, hương vị của quê hương đất nước.Đặng Huy Trứ và Nguyễn Khuyến đã đem vào thơ chữ H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: