
HOA VÀ NHỮNG CUNG BẬC CỦA TÌNH YÊU
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOA VÀ NHỮNG CUNG BẬC CỦA TÌNH YÊUHOA VÀ NHỮNG CUNG BẬC CỦA TÌNH YÊU Không ai biết từ bao giờ, hoa được coi là thứ ngôn ngữkhông lời phổ biến và quan trọng nhất trong việc bày tỏtình cảm, nhất là tình yêu của con người. Phải chăng, chỉ cóhoa mới đủ để diễn tả các cung bậc của tình yêu Thật vậy, nếu tĩnh tâm nhìn lại một chút sẽ thấy đượcngôn ngữ của hoa giống như tình yêu đôi lứa. Khi cònđương nụ thì hoa giống như một tình yêu mới chớm. Thếrồi, nắng, gió, nhựa sống từ lòng đất sẽ nuôi dưỡng để đơmhoa. Điều đó cũng giống như trong tình yêu khi đã đượcnuôi dưỡng đủ lớn thì sẽ đạt đến sự thăng hoa, để sau đócho quả ngọt. Cỏ cây hoa lá tuy là những vật vô tình nhưnghữu ý. Khi tình cảm con người tương đồng với cảnh sắccủa thiên nhiên thì lúc ấy chính là sự thăng hoa của nghệthuật. Những tình cảm được ngôn ngữ chuyển tải đã vượt rakhỏi ý nghĩa của những ký tự làm rung động lòng người.Từ xa xưa, cả phương Đông lẫn phương Tây, có nhiềunhững giai thoại và truyền thuyết về tình yêu gắn liền vớicác loài hoa. Nếu như phương Tây, ngay trong đêm trườngTrung cổ, sự bất diệt của tình yêu đã được biết đến bằngmột giai thoại về loài hoa lưu ly - “forget-me-not” (xinđừng quên em/anh). Truyền thuyết kể rằng, trong thờiTrung cổ, một hiệp sĩ cùng người tình đi dọc bờ sông.Chàng hiệp sĩ nhổ một cụm hoa nhưng do bận áo giáp nặngnề đã khiến anh rơi xuống nước. Trước khi bị chìm, chànghiệp sĩ vẫn kịp trao bó hoa cho người yêu của mình và kêulên “forget-me-not”. Từ đó, loài hoa này gắn liền với câuchuyện tình lãng mạn và nó thường được các cô gái mangtheo như là biểu hiện của lòng chung thủy và một tình yêuvĩnh cửu. Ở nửa bên này của trái đất, phương Đông, hoa cũng đượcgắn với một câu chuyện tình lãng mạn nhuốm màu huyềnsử. Giai thoại kể rằng, vào thời nhà Đường (Trung Hoa), sĩtử Thôi Hộ, trong lần hỏng thi, nhân tiết thanh minh đi dạochơi phía Nam kinh thành Lạc Dương. Từ xa, chàng trôngthấy một vườn đào đang rực rỡ khoe sắc trong gió xuân.Thấy khát, Thôi Hộ bèn đi về phía ấy để xin nước uống.Đến nơi, chàng thấy một thiếu nữ vô cùng diễm lệ đangđứng tựa cành đào má ửng hồng, mắt mơ màng nhìn xa xa.Cảnh và người đã làm rung động tâm hồn thi nhân. Chàngvà nàng, tuy “tình trong như đã” nhưng cũng chỉ trao chonhau những cái nhìn đầy tình ý bởi phần do lễ nghĩa ràngbuộc, phần vì Thôi Hộ vốn là người sống khép kín, ít giaodu nên sau đó chàng đã bỏ đi. Đến tiết thanh minh năm sau,cái nhớ nhung đã thôi thúc chàng trai Thôi Hộ trở lại vườnxưa chốn cũ. Nhưng khi đến nơi, chàng chỉ thấy hoa đàocười cợt với gió xuân còn người đâu chẳng thấy. Trước mặtchàng chỉ là cửa đóng then cài mà cất tiếng gọi thì chẳngthấy ai thưa. Bồi hồi trước cảnh cũ mà vắng bóng ngườixưa, Thôi Hộ bèn viết một bài thơ tứ tuyệt dán lên cổng,trong đó có 2 câu nổi tiếng: Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.(Sau này, 2 câu thơ đượcđại thi hào Nguyễn Du dịch nghĩa để tả tâm trạng chàngKim khi trở lại vườn Kiều: Trước sau nào thấy bóngngười/Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông).Hoa Tulip (ảnh sưu tầm) Ít lâu sau, không cầm lòng được trước nỗi thầm thươngtrộm nhớ, Thôi Hộ bèn tìm lại chốn cũ. Đến nơi, trong nhàvẳng ra tiếng khóc, rồi một lão ông chạy ra hỏi chàng cóphải Thôi Hộ không và cho biết con gái cụ sau khi đọc bàithơ của chàng thì đã mắc bệnh tương tư, nhớ thương, sầuthảm, bỏ ăn uống mà sinh bệnh, giờ chỉ còn là cái xáckhông hồn. Nghe vậy, Thôi Hộ bèn chạy đến bên giườngcủa nàng bày tỏ nỗi lòng mình rồi khóc thảm thiết và cầuxin quỷ thần cho nàng sống lại. Tình yêu như một phépmàu kỳ diệu khiến cô gái sống lại và họ kết duyên vợchồng. Sau đó, vào năm 796, Thôi Hộ thi đỗ tiến sĩ. Bàithơ, mà cảnh vật được mượn ý chính là hoa đào, đã trởthành tác phẩm bất hủ ghi lại mối tơ duyên vừa thực vừa ảonhư sắc màu của tình yêu đôi lứa. Trong hơn 2 vạn bàiĐường thi, tuy Thôi Hộ chỉ có vỏn vẹn vài ba tác phẩm,nhưng bài thơ về mối duyên thiên định này vẫn được truyềntụng cho đến hôm nay. Vậy, hoa nói lên điều gì của cuộc sống? Ở phương Tây,người ta đặt cho mỗi màu hoa một ý nghĩa nhất định, nhưmàu trắng thể hiện sự trong sạch (vì vậy mà trong các đámcưới chỉ dùng hoa trắng), màu hoàng yến chỉ sự kiêu hãnh,màu phấn hồng biểu thị sự êm ái, màu xanh nhạt chỉ sự xoadịu, đam mê, màu tím là sự an ủi đau thương, màu đỏ sậmtượng trưng cho máu lửa... và hoa hồng được độc tôn dùngđể tượng trưng cho tình yêu. Tuy nhiên, không phải lúc nàogiữa các nền văn hóa cũng có sự tương đồng với nhau trongviệc sử dụng hoa làm ngôn ngữ chuyển tải tình cảm. Ví dụnhư phương Tây coi hoa mai là sự vô tình thì phương Đônglại chỉ một tâm hồn thanh cao (Cao Bá Quát từng nói: Cảđời chỉ cúi đầu trước hoa mai (nhất sinh đê thủ bái maihoa); hay hoa thủy tiên phương Đông dùng để chỉ sự chungthủy thì phương Tây lại coi là kiêu căng, ích kỷ... Có thể biểu thị của mỗi loài hoa thay đổi theo quan niệmcủa mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nhưng tựu trung lại, nhữngngôn ngữ mà hoa mang đến đều nhằm biểu thị tình cảm củacon người. Thông qua muôn màu, muôn sắc của hoa mànhững thông điệp về tình cảm bạn bè, tình yêu đôi lứa...trong cuộc sống được thể hiện. Đó thực sự là một thứ ngônngữ không lời để người với người xích lại gần nhau hơn.Ý nghĩa một số loài hoa Hoa hồng: tình yêu bất diệt ; hồng baby: tình yêu banđầu; hồng nhung: say đắm và nồng nhiệt; hồng vàng : kiêusa và rực rỡ; hồng đỏ; đậm đà, mãnh liệt. Hoa thược dược: dịu dàng và thầm kín; thược dượctrắng: bắt đầu yêu; đỏ: một tình yêu mãi mãi; vàng: vuisướng vì tình yêu. Hoa sen: độ lượng, từ bi, bác ái; sen hồng: hân hoan, tươivui; sen trắng: cung kính, tôn nghiêm. Hoa cúc: tình bạn mãi cao quý; cúc trắng: ngây thơ vàduyên dáng; cúc vàng: quý mến, hân hoan; cúc tím (thạchthảo): lưu luyến khi chia tay; cúc đại đóa: lạc quan; cúc vạnthọ: đau buồn, thất vọng. Lưu ly (forget-me-not): xin đừng quên em/anh. Hoa mai, hoa đào: một mùa xuân tràn trề ước mơ và hyvọng. Hoa tulip: lời tỏ bày tình yê ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây lâm nghiệp bảo tồn thiên nhiên tài nguyên rừng tác dụng cảu hoa ý nghĩa của hoaTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 190 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 111 3 0 -
Giáo trình Trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp - NXB Nông nghiệp
131 trang 106 0 0 -
70 trang 93 0 0
-
103 trang 92 0 0
-
90 trang 81 0 0
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 56 0 0 -
11 trang 49 0 0
-
Tiểu luận đề tài: Một số ý kiến về vấn đề trồng, khai thác và bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay
27 trang 44 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 trang 44 0 0 -
Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ: Bài 1 – ThS. Nguyễn Quốc Bình
0 trang 42 0 0 -
Xuất khẩu gỗ Việt Nam 2005 - 2010
11 trang 41 0 0 -
Tiểu luận Môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người
22 trang 38 0 0 -
Thống kê và tin học trong lâm nghiệp (Cao học)
79 trang 35 0 0 -
Quá trình sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh và định hướng giải pháp
4 trang 34 0 0 -
6 trang 34 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời của hộ gia đình tại Việt Nam
16 trang 33 0 0 -
28 trang 33 0 0
-
Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Địa lí - GS. Trần Bá Hoành
144 trang 32 0 0