Danh mục tài liệu

Hoạt động ngoại thương ở Quảng Nam thời chúa Nguyễn (XVII – XVIII)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ trong gần hai thế kỉ ở Đàng Trong nói chung và Quảng Nam nói riêng đã góp phần lớn giúp cho các chúa Nguyễn không ngừng củng cố và phát triển chính quyền, mở rộng lãnh thổ cũng như tạo thành đối trọng với chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động ngoại thương ở Quảng Nam thời chúa Nguyễn (XVII – XVIII) TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19, Số 4 (2022): 628-639 Vol. 19, No. 4 (2022): 628-639 ISSN: Website: http://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.4.3203(2022) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu * HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở QUẢNG NAM THỜI CHÚA NGUYỄN (XVII – XVIII) Thái Văn Thơ Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Thái Văn Thơ – Email: thaivantho.cs2@ftu.edu.vn Ngày nhận bài: 23-7-2021; ngày nhận bài sửa: 01-12-2021; ngày duyệt đăng: 23-4-2022TÓM TẮT Trong bức tranh toàn cảnh ngoại thương ở Đàng Trong kể từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉXVIII, Quảng Nam nổi bật với những hoạt động giao thương sầm uất bậc nhất. Trong thời kì đó,Quảng Nam xuất hiện những đô thị, hải cảng lớn với những hoạt động giao thương tấp nập, nhộnnhịp và nhanh chóng trở thành cửa ngõ thông thương, một trung tâm trung chuyển thương mạiquốc tế lớn. Bài viết cho thấy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ trong gần hai thế kỉ ởĐàng Trong nói chung và Quảng Nam nói riêng đã góp phần lớn giúp cho các chúa Nguyễn khôngngừng củng cố và phát triển chính quyền, mở rộng lãnh thổ cũng như tạo thành đối trọng với chínhquyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Trong quá trình triển khai các chính sách thúc đẩy ngoại thương ởĐàng Trong, Quảng Nam được các chúa Nguyễn chú trọng đầu tư, hỗ trợ nhiều nhất và hoạt độngngoại thương ở địa phương này cũng mang về nguồn thu lớn nhất cho chính quyền Đàng Trongthời bấy giờ. Đồng thời, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh cũng giúp cho Quảng Nam vươnlên trở thành một mắt xích quan trọng, giữ vai trò và đóng góp lớn trong lịch sử phát triển mạnglưới thương mại hàng hải của khu vực cũng như thế giới. Từ khóa: hoạt động ngoại thương; thế kỉ XVII-XVIII; Hội An; Quảng Nam1. Mở đầu “Thương mại trực tiếp thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu: nó cho phép các quốc giatập trung sản xuất những hàng hóa mà điều kiện địa lí, khí hậu và nền tảng tri thức khiếnhọ có thể làm tốt nhất, rồi đổi các hàng hóa đó lấy những mặt hàng được sản xuất tốt nhấtở một nơi khác” (William, 2018, p.32). Mối quan hệ giao thương giữa chính quyền ĐàngTrong nói chung và ở Quảng Nam nói riêng thời chúa Nguyễn với các nước trong khu vựcvà trên thế giới sớm được định hình trong bối cảnh, điều kiện tương tự. Trong gần hai thếkỉ (XVII – XVIII), Quảng Nam xuất hiện nhiều đô thị, thương cảng lớn với nhiều thươngnhân, tàu thuyền của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh,Pháp... đến trao đổi, buôn bán hàng hóa. Sự phát triển của ngoại thương ở Quảng NamCite this article as: Thai Van Tho (2022). Foreign trade activities in Quang Nam under Nguyen lords(XVII – XVIII). Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(4), 628-639. 628Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Thái Văn Thơtrong thời kì này đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động ngoại thương ở Đàng Trongphát triển mạnh. Những đô thị (Điện Bàn, Thăng Hoa) ở Quảng Nam và các đô thị ở ĐàngTrong là những nơi cung ứng hàng hóa cho hoạt động buôn bán, trao đổi với các nước,trong đó, thương cảng chính, lớn nhất xứ Đàng Trong là thương cảng Hội An (QuảngNam) cũng sớm trở thành trung tâm giao thương lớn, một trung tâm trung chuyển thươngmại lớn của khu vực và thế giới. Bài viết này phân tích sự phát triển của ngoại thương ởQuảng Nam thời chúa Nguyễn, những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt độngngoại thương phát triển ở Đàng Trong nói chung và Quảng Nam nói riêng trong gần haithế kỉ (XVII – XVIII), đồng thời chỉ rõ những tác động trong sự phát triển của ngoạithương ở Quảng Nam đến tiến trình củng cố, phát triển chính quyền cũng như hoạt độngmở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong.2. Nội dung2.1. Quảng Nam trong chính sách thúc đẩy ngoại thương thời chúa Nguyễn Mặc dù vào xứ Thuận Hóa từ năm 1558 nhưng mãi đến năm 1600 Nguyễn Hoàngmới có thể cơ bản thoát khỏi sự chi phối, kiểm soát chặt chẽ từ họ Trịnh khi ông “lặng lẽ”và nhanh chóng từ đất Bắc trở về sau những năm tháng chinh chiến, lập nhiều chiến côngcho vua Lê – Chúa Trịnh, tiến tới vạch đôi sơn hà, hùng cứ một phương. Kể từ đây, ôngcũng từng bước khởi tạo cho mình và dòng họ một “vương quốc” riêng mà sau này đượcbiết đến với tên gọi là chính quyền Đàng Trong. Đến năm 1602, chúa Tiên chính ...