
Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ: Phần 2 - CĐN Nam Định
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ: Phần 2 - CĐN Nam Định CHƯƠNG III KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ 1. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ HÀNG 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhà hàng là cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn, uống nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận. Về mặt pháp lý, nhà hàng có thể hoạt động độc lập hoặc cũng có thể là một bộ phận trong khách sạn hay trong các cơ sở kinh doanh du lịch nào đó. Hoạt động của nhà hàng là chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn, uống. Tùy theo loại hình và đặc điểm cụ thể, nhà hàng có các sản phẩm khác nhau. Hoạt động kinh doanh nhà hàng có một số đặc điểm sau: - Sản phẩm sản xuất và chế biến ra được tiêu thụ ngay, có phát sinh yếu tố phục vụ, vì vậy lượng tồn kho không lớn. - Chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang sau mỗi chu kỳ sản xuất. - Hạch toán hàng tồn kho thông thường theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. 1.2. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng 1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất hàng tự chế biến 1.2.1.1. Xác định chi phí sản xuất Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục chính gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: các loại nguyên liệu để chế biến món ăn, thức uống,... - Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp chế biến món ăn, thức uống,... - Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý bếp, nhân viên cung ứng. + Chi phí phụ liệu dùng chung như: dầu ăn, nước mắm,... + Công cụ, dụng cụ dùng cho việc chế biến món ăn, thức uống,.... + Khấu hao TSCĐ dùng cho việc chế biến món ăn, thức uống,.... + Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, ga,.... + Chi phí bằng tiền khác. 93 1.2.1.2. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng: - Chứng từ: phiếu nhập-xuất, phiếu thu-chi, phiếu sản xuất chế biến,các bảng phân bổ, hóa đơn GTGT, giấy báo Nợ, giấy báo Có, biên bản kiểm kê,... - Số sách: sổ kho chế biến, sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản,... 1.2.1.3. Tài khoản sử dụng: - Theo phương pháp KKĐK: kế toán sử dụng các tài khoản: 611, 621, 622, 627, 631, 152, 154, 156,.... - Theo phương pháp kê khai thường xuyên: kế toán sử dụng các tài khoản: 152, 154, 621, 622, 627,.... 1.2.1.4. Phương pháp hạch toán: - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất là giá trị của nguyên vật liệu trực tiếp có mặt trong sản phẩm chế tạo ra. Ví dụ trong món ăn gà hấp cải bẹ xanh thì nguyên vật liệu trực tiếp là: gà, cải xanh, nấm và các phụ liệu khác. Kế toán lập sổ kho chế biến để theo dõi nguyên vật liệu đã giao cho bộ phận chế biến. + Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cuối kỳ không có số dư. - Kế toán nhân công trực tiếp bao gồm: + Tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của người trực tiếp chế biến món ăn, uống,... + Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp, cuối kỳ không có số dư. - Kế toán chi phí sản xuất chung: + Chi phí sản xuất chung là chi phí mang tính chất tác động gián tiếp đến sản xuất đồ ăn, thức uống,..., bao gồm: . Nguyên liệu gián tiếp: dầu ăn, nước mắm, gia vị,.... . Tiền công của lực lượng gián tiếp quản lý sản xuất chế viến như: tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của nhân viên phục vụ cho sản xuất chế biến (nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo quản,...) . Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng như: chảo, nồi, máy xay sinh tố,.... . Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất chế biến như khấu hao tủ lạnh, tủ đá, điều hòa, bàn ghế,.... . Chi phí dịch vụ mua ngoài: nhiên liệu, điện, nước,... . Các chi phí bằng tiền khác. 94 - Tính giá thành sản phẩm: + Cuối tháng, tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm chế biến. . Phương pháp kê khai thường xuyên: sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, TK này có số dư Nợ. . Phương pháp kiểm kê định kỳ: sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, TK này không có số dư cuối kỳ. + Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Giá Giá trị sản Chi phí Giá trị sản Phế liệu thu thành phẩm dở sản xuất - phẩm dở - hồi, các = + sản dang đầu phát sinh dang cuối khoản được phẩm kỳ trong kỳ kỳ bồi thường Nhà hàng thường không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.2.2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của nhà hàng 1.2.2.1. Phương thức bán hàng: Trong hoạt động kinh doanh nhà hàng có các phương thức bán hàng như sau: - Giao hàng và thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng cho khách phải có nhiệm vụ thu tiền. Cuối ngày, nhân viên bán hàng tiến hành kiểm kê hàng còn lại để tính hàng bán ra trong ngày, lập báo cáo bán hàng hàng ngày cùng với số tiền bán hàng nộp về phòng kế toán để hạch toán. Phương pháp này phù hợp với cửa hàng có quy mô kinh doanh nhỏ và có bán kèm thực phẩm mua sẵn. - Phương thức bán vé: nhân viên ghi vé cho số hàng đã bán ra nhằm kiểm sóat với số tiền đã thu vào, căn cứ vào vé bán hàng ngày để lập báo cáo bán hàng hàng ngày cùng với số tiền bán hàng nộp về phòng kế toán để hạc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kế toán thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ Kế toán mua bán hàng hóa Hoạt động ngoại thương Kinh doanh dịch vụ Doanh nghiệp thương mạiTài liệu có liên quan:
-
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 407 0 0 -
92 trang 201 5 0
-
Lý thuyết - bài tập - bài giải mẫu và câu hỏi trắc nghiệm Kế toán thương mại - dịch vụ: Phần 1
253 trang 120 0 0 -
122 trang 102 0 0
-
74 trang 56 0 0
-
Bài giảng Thương nhân và hoạt động thương mại
31 trang 49 0 0 -
84 trang 47 0 0
-
Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ trong thương mại dịch vụ
8 trang 46 0 0 -
Lập kế hoạch kinh doanh: Phần 2
265 trang 45 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 trang 45 0 0 -
57 trang 43 1 0
-
Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 2
116 trang 42 0 0 -
Bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ: Chương 2 - TS. Trần Văn Tùng
31 trang 42 0 0 -
Giáo trình Marketing dịch vụ (Năm 2018): Phần 1
255 trang 42 1 0 -
Tìm hiểu về can thiệp của chính phủ trong thương mại dịch vụ
10 trang 41 0 0 -
kỹ năng giao tiếp - giáo viên tạ ngọc hân
9 trang 39 0 0 -
Khái quát chung về doanh nghiệp thương mại dịch vụ
9 trang 38 0 0 -
Kế toán về một số quá trình kinh doanh chủ yếu
15 trang 37 0 0 -
21 trang 37 0 0
-
Giáo trình Quản trị dịch vụ: Phần 1
169 trang 37 1 0