Danh mục

Tìm hiểu về can thiệp của chính phủ trong thương mại dịch vụ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.57 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, thương mại dịch vụ nổi lên như là một xu thế mới trong thương mại quốc tế. Mối quan hệ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa đã trở nên ngày càng rõ nét hơn với sự xuất hiện của chuỗi giá trị toàn cầu.Thương mại dịch vụ, một lĩnh vực mới, chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa, nhưng dường như bị kiểm soát chặt chẽ hơn cả về sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Bài viết này sẽ: (i) xem xét.sự cần thiết can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực thương mại dịch vụ; (ii) phân tích sự khác biệt giữa.sự can thiệp của Chính phủ trong thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa; (iii) các nguyên tắc và hình thức Chính phủ can thiệp vào thương mại dịch vụ và kết luận. Đặc biệt, bài viết nhìn nhận các biện pháp can thiệp của Chính phủ, cho dù có mang lại ảnh hưởng tiêu cực lên thương mại dịch vụ, vẫn được hiểu là phục vụ lợi ích của công chúng, chứ không phải các biện pháp bảo hộ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về can thiệp của chính phủ trong thương mại dịch vụ KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br /> <br /> TÌM HIỂU VỀ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ<br /> TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ<br /> Đinh Thị Thanh Long*<br /> Tóm tắt<br /> Trong những năm gần đây, thương mại dịch vụ nổi lên như là một xu thế mới trong thương mại quốc<br /> tế. Mối quan hệ giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa đã trở nên ngày càng rõ nét hơn với<br /> sự xuất hiện của chuỗi giá trị toàn cầu.Thương mại dịch vụ, một lĩnh vực mới, chiếm tỷ lệ tương đối<br /> nhỏ so với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa, nhưng dường như bị kiểm soát chặt chẽ hơn cả về<br /> sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Bài viết này sẽ: (i) xem xét<br /> sự cần thiết can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực thương mại dịch vụ; (ii) phân tích sự khác biệt giữa<br /> sự can thiệp của Chính phủ trong thương mại dịch vụ và thương mại hàng hóa; (iii) các nguyên tắc và<br /> hình thức Chính phủ can thiệp vào thương mại dịch vụ và kết luận. Đặc biệt, bài viết nhìn nhận các biện<br /> pháp can thiệp của Chính phủ, cho dù có mang lại ảnh hưởng tiêu cực lên thương mại dịch vụ, vẫn được<br /> hiểu là phục vụ lợi ích của công chúng, chứ không phải các biện pháp bảo hộ.<br /> Từ khóa: Thương mại dịch vụ, sự can thiệp của Chính phủ, lợi ích công cộng, biện pháp bảo hộ<br /> Mã số: 224.150116. Ngày nhận bài: 15/01/2016. Ngày hoàn thành biên tập: 18/02/2016. Ngày duyệt đăng:18/02/2016.<br /> <br /> Summary<br /> Trade in service has demonstrated a prevalent trend in international trade arena in recent years.<br /> The complementarity between trade in goods and services has become more apparent, with the<br /> emergence of international supply chains. Service, a new form of trade with a relatively small part<br /> in comparison with the overall current trade, is likely to be imposed some strict measures, governing<br /> how service is produced and distributed, especially in economic downturn stages. This paper will:<br /> (i) highlight some reasons behind Government intervention in service; (ii) analyse the Government<br /> intervention in a separate discussion of trade in goods and trade in service; (iii) examine principles<br /> and measures that could be implemented in service intervention and conclusion. It should be noted<br /> that, a measure that deteriorates trade in service should also be viewed in the pursuance of public<br /> policy objectives rather than protectionist.<br /> Key words: strade in service, Government’s intervention, public interest, protectionist.<br /> Paper No.224.150116. Date of receipt: 15/01/2016. Date of revision: 18/02/2016. Date of approval: 18/02/2016.<br /> <br /> 1. Sự cần thiết can thiệp của Chính phủ<br /> vào thương mại dịch vụ<br /> Thương mại dịch vụ đóng vai trò quan<br /> trọng trong thương mại quốc tế và mức độ<br /> phát triển dịch vụ ở mỗi quốc gia khác nhau là<br /> hoàn toàn khác nhau, nên Chính phủ các nước<br /> can thiệp vào lĩnh vực thương mại dịch vụ vì<br /> *<br /> <br /> những mục đích khác nhau.<br /> Thứ nhất,Chính phủ can thiệp vào lĩnh vực<br /> thương mại dịch vụ để bảo vệ lợi ích của công<br /> chúng (public interests). Theo quan điểm của<br /> các nhà kinh tế, Chính phủ thường can thiệp<br /> vào thị trường dịch vụ để đảm bảo tính hiệu<br /> quả cũng như sự công bằng. Cụ thể, Chính<br /> <br /> ThS, Học viện Ngân hàng; Email: longdtt@hvnh.edu.vn<br /> <br /> 74<br /> <br /> Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI<br /> <br /> Soá 79 (01/2016)<br /> <br /> KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP<br /> <br /> phủ thường khắc phục thất bại trên thị trường<br /> dịch vụ như là hiện tượng thông tin bất cân<br /> xứng (asymetric information), cạnh tranh<br /> không lành mạnh (imperfect competition) và<br /> yếu tố ngoại biên (externalities).<br /> Hiện tượng thông tin bất cân xứng diễn ra<br /> thường xuyên trên thị trường dịch vụ bởi tính<br /> vô hình của dịch vụ và người tiêu dùng khó có<br /> khả năng kiểm định chất lượng dịch vụ cho tới<br /> khi sử dụng. Ta hãy xem xét vị thế của hai chủ<br /> thể trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch<br /> vụ. Bản thân nhà cung ứng dịch vụ tự mình<br /> có thông tin tốt hơn, và họ cũng không mong<br /> muốn cung cấp thêm thông tin hữu ích cho<br /> khách hàng sẽ tốn thêm chi phí và giữ lợi thế<br /> thương mại cho riêng mình.Người tiêu dùng thì<br /> lại thiếu kiến thức chuyên môn và thông tin kỹ<br /> thuật về dịch vụ mà họ có thể sử dụng. Kết quả<br /> là, sự lựa chọn của người tiêu dùng được căn cứ<br /> dựa trên thông tin không đầy đủ, và hiển nhiên<br /> là bất lợi thuộc về người tiêu dùng. Nếu người<br /> tiêu dùng liên tục sử dụng dịch vụ của một nhà<br /> cung cấp, hoặc sử dụng một dịch vụ từ nhiều<br /> nhà cung cấp khác nhau, người tiêu dùng có<br /> cơ hội tiếp cận thông tin lựa chọn dịch vụ tốt<br /> hơn, nhưng cơ hội không nhiều do bị hạn chế<br /> của ngân sách. Bên cạnh đó, liên tục sử dụng<br /> dịch vụ cũng không phải là biện pháp hữu hiệu<br /> khiến cho các nhà cung ứng dịch vụ có phản<br /> ứng tốt hơn hoặc cung cấp thông tin nhiều hơn<br /> cho khách hàng. Cho dù những năm gần đây,<br /> nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã có cam kết nâng<br /> cao chất lượng dịch vụ theo đòi hỏi của quy<br /> luật cạnh tranh như chú trọng tới uy tín, hình<br /> ảnh doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng, thương<br /> hiệu, thủ tục giải quyết khiếu nại cho khách<br /& ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: