Học phí, chất lượng, cạnh tranh và công bằng xã hội
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 349.71 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết dựa trên cơ sở hai quốc gia phương Tây có lịch sử văn hóa và chính trị liên quan với nhau, nên chúng tôi kêu gọi thêm nhiều góc nhìn tham luận khác, và đặc biệt là những nghiên cứu diện rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học phí, chất lượng, cạnh tranh và công bằng xã hội HỌC PHÍ, CHẤT LƯỢNG, CẠNH TRANH VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Nguyễn Trọng Hoài Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Bá Linh King’s College London và Cardiff University 1. Giới thiệu Tự chủ đại học Việt Nam từ thí điểm vào năm 2014 cho đến nay đã có nhiềutiến bộ, với kinh nghiệm thí điểm cơ chế hoạt động mới của các trường đã được đúckết trong Luật 34 hiệu lực từ tháng 7/2019 cùng với Nghị định 99 vừa mới ban hành.Mức độ tự chủ đang dần nâng cao theo các nước tiên tiến, trong đó có tự chủ tài chínhmà đặc biệt là việc tự chủ học phí. Học phí là một nội dung quan trọng tại Việt Nam vìhơn 80% thu của hệ thống đại học chủ yếu từ nguồn này. Nếu bỏ qua các trường đạihọc có yếu tố quốc tế hoặc tư thục, thì hệ thống đại học công lập Việt Nam có hainhóm trường khác nhau về cách thu học phí, một nhóm tự chủ theo từng đề án thíđiểm riêng biệt dưới Nghị quyết 77 của Chính phủ, và nhóm đa số còn lại tuân thủ quyđịnh học phí của Nghị định 86 năm 2015 của Chính phủ. Về cơ bản hệ thống đại học công lập Việt Nam vẫn chưa triển khai kịp thời tựchủ học phí theo tinh thần Luật 34. Luật 34, Nghị định 99 và Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT coi học phí là giá dịch vụ đào tạo được tính đúng tính đủ theo định mức kinhtế-kỹ thuật (gọi tắt định mức KTKT), được hiểu là lượng tiêu hao lao động, thiết bị,vật tư để hoàn thành chương trình đào tạo cho một người học. Tuy nhiên, theo khảo sátmới nhất của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng (gọi tắtUBVHGD), vẫn có những trường chưa thu học phí đảm bảo định mức KTKT, hoặcthậm chí chưa tính toán học phí theo định mức. Quan trọng hơn, chúng tôi quan sátrằng việc thu học phí hiện nay chủ yếu hướng đến tồn tại (dựa vào tính đúng tính đủđịnh mức KTKT) chứ chưa có yếu tố phát triển; điều này thể hiện một phần qua việccác trường tự chủ theo từng đề án thí điểm dưới Nghị quyết 77 thì vẫn thu học phí theolộ trình đề án, còn các trường tuân thủ Nghị định 86 chỉ mới đảm bảo chi thườngxuyên. Đằng sau vấn đề tính đúng tính đủ định mức KTKT và yếu tố phát triển, chúngtôi nhận thấy việc tự chủ học phí có hai thách thức nền móng cần chú ý trước tiên. Thứnhất, việc đảm bảo định mức và phát triển cho hoạt động đào tạo phải có sự hỗ trợ Nhànước, do đào tạo là một dịch vụ có ngoại tác tích cực với kinh tế, xã hội. Sự hỗ trợ Nhànước sẽ giúp phát huy tính tính cực của giáo dục đại học, đảm bảo tính công bằngtrong tiếp cận giáo dục đại học, cũng như tạo đột phá theo ngành hoặc vùng miền. Kếđến, việc đo lường hiệu quả của giáo dục đại học và qua đó là hiệu quả học phí sẽ chủyếu thiên về chất lượng, nhưng chất lượng là một khái niệm không thể đo lường địnhlượng dựa vào các định mức KTKT cụ thể. Trước bối cảnh và các thách thức nêu trên, chúng tôi gửi tham luận này đếnUBVHGD với bốn mục tiêu chính. Thứ nhất, tham luận soi xét vấn đề chất lượng ởcấp độ lí luận, và chứng minh rằng học phí phải phản ảnh thực chất chất lượng đào tạo,đi kèm mô tả một quy trình đánh giá chất lượng đầu ra theo thông lệ quốc tế. Thứ hai,tham luận sẽ bàn về tính cạnh tranh và công bằng xã hội trong học phí. Thứ ba, chúngtôi đưa ra một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn để thúc đẩy thực hiện tự chủ học phí. 541Bao trùm cả tham luận, chúng tôi trân trọng gởi thông điệp rằng tự chủ đại học trongđó có học phí là một bước đi đúng đắn để phát triển đại học, nhưng sự hỗ trợ Nhànước là luôn cần thiết. Tham luận này thể hiện góc nhìn theo tiếp cận tình huống, dựa vào quan sát củachúng tôi từ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục ViệtNam, mã số: KHGD/16-20.ĐT.018 thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ cấpquốc gia giai đoạn 2016-2020, và kết quả khảo sát học phí gần đây nhất do UBVHGDthực hiện. Chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu về học phí của Quốc hội và Chínhphủ Anh Quốc và Úc. Chúng tôi tham khảo hai quốc gia này vì (1) họ có hệ thống đạihọc thành công, được xây dựng kết hợp giữa tự chủ và hỗ trợ nhà nước; (2) sự tự chủhọc phí của họ có tính đến công bằng xã hội cho nhóm yếu thế. Mỹ cũng là một đấtnước đáng tham khảo về tự chủ học phí, nhưng do tính chất phức tạp về hành chính –50 bang có cách quản lí đại học riêng, nên có lẽ Mỹ sẽ phù hợp hơn với một tham luậndài hoặc một nghiên cứu sâu. Do tham luận này chỉ dựa trên cơ sở hai quốc giaphương Tây có lịch sử văn hóa và chính trị liên quan với nhau, nên chúng tôi kêu gọithêm nhiều góc nhìn tham luận khác, và đặc biệt là những nghiên cứu diện rộng. 2. Cơ sở tự chủ học phí: Tính mục đích, giá trị, chất lượng và thị trường Kết quả khảo sát học phí của UBVHGD có chỉ r ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Học phí, chất lượng, cạnh tranh và công bằng xã hội HỌC PHÍ, CHẤT LƯỢNG, CẠNH TRANH VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Nguyễn Trọng Hoài Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Bá Linh King’s College London và Cardiff University 1. Giới thiệu Tự chủ đại học Việt Nam từ thí điểm vào năm 2014 cho đến nay đã có nhiềutiến bộ, với kinh nghiệm thí điểm cơ chế hoạt động mới của các trường đã được đúckết trong Luật 34 hiệu lực từ tháng 7/2019 cùng với Nghị định 99 vừa mới ban hành.Mức độ tự chủ đang dần nâng cao theo các nước tiên tiến, trong đó có tự chủ tài chínhmà đặc biệt là việc tự chủ học phí. Học phí là một nội dung quan trọng tại Việt Nam vìhơn 80% thu của hệ thống đại học chủ yếu từ nguồn này. Nếu bỏ qua các trường đạihọc có yếu tố quốc tế hoặc tư thục, thì hệ thống đại học công lập Việt Nam có hainhóm trường khác nhau về cách thu học phí, một nhóm tự chủ theo từng đề án thíđiểm riêng biệt dưới Nghị quyết 77 của Chính phủ, và nhóm đa số còn lại tuân thủ quyđịnh học phí của Nghị định 86 năm 2015 của Chính phủ. Về cơ bản hệ thống đại học công lập Việt Nam vẫn chưa triển khai kịp thời tựchủ học phí theo tinh thần Luật 34. Luật 34, Nghị định 99 và Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT coi học phí là giá dịch vụ đào tạo được tính đúng tính đủ theo định mức kinhtế-kỹ thuật (gọi tắt định mức KTKT), được hiểu là lượng tiêu hao lao động, thiết bị,vật tư để hoàn thành chương trình đào tạo cho một người học. Tuy nhiên, theo khảo sátmới nhất của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng (gọi tắtUBVHGD), vẫn có những trường chưa thu học phí đảm bảo định mức KTKT, hoặcthậm chí chưa tính toán học phí theo định mức. Quan trọng hơn, chúng tôi quan sátrằng việc thu học phí hiện nay chủ yếu hướng đến tồn tại (dựa vào tính đúng tính đủđịnh mức KTKT) chứ chưa có yếu tố phát triển; điều này thể hiện một phần qua việccác trường tự chủ theo từng đề án thí điểm dưới Nghị quyết 77 thì vẫn thu học phí theolộ trình đề án, còn các trường tuân thủ Nghị định 86 chỉ mới đảm bảo chi thườngxuyên. Đằng sau vấn đề tính đúng tính đủ định mức KTKT và yếu tố phát triển, chúngtôi nhận thấy việc tự chủ học phí có hai thách thức nền móng cần chú ý trước tiên. Thứnhất, việc đảm bảo định mức và phát triển cho hoạt động đào tạo phải có sự hỗ trợ Nhànước, do đào tạo là một dịch vụ có ngoại tác tích cực với kinh tế, xã hội. Sự hỗ trợ Nhànước sẽ giúp phát huy tính tính cực của giáo dục đại học, đảm bảo tính công bằngtrong tiếp cận giáo dục đại học, cũng như tạo đột phá theo ngành hoặc vùng miền. Kếđến, việc đo lường hiệu quả của giáo dục đại học và qua đó là hiệu quả học phí sẽ chủyếu thiên về chất lượng, nhưng chất lượng là một khái niệm không thể đo lường địnhlượng dựa vào các định mức KTKT cụ thể. Trước bối cảnh và các thách thức nêu trên, chúng tôi gửi tham luận này đếnUBVHGD với bốn mục tiêu chính. Thứ nhất, tham luận soi xét vấn đề chất lượng ởcấp độ lí luận, và chứng minh rằng học phí phải phản ảnh thực chất chất lượng đào tạo,đi kèm mô tả một quy trình đánh giá chất lượng đầu ra theo thông lệ quốc tế. Thứ hai,tham luận sẽ bàn về tính cạnh tranh và công bằng xã hội trong học phí. Thứ ba, chúngtôi đưa ra một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn để thúc đẩy thực hiện tự chủ học phí. 541Bao trùm cả tham luận, chúng tôi trân trọng gởi thông điệp rằng tự chủ đại học trongđó có học phí là một bước đi đúng đắn để phát triển đại học, nhưng sự hỗ trợ Nhànước là luôn cần thiết. Tham luận này thể hiện góc nhìn theo tiếp cận tình huống, dựa vào quan sát củachúng tôi từ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục ViệtNam, mã số: KHGD/16-20.ĐT.018 thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ cấpquốc gia giai đoạn 2016-2020, và kết quả khảo sát học phí gần đây nhất do UBVHGDthực hiện. Chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu về học phí của Quốc hội và Chínhphủ Anh Quốc và Úc. Chúng tôi tham khảo hai quốc gia này vì (1) họ có hệ thống đạihọc thành công, được xây dựng kết hợp giữa tự chủ và hỗ trợ nhà nước; (2) sự tự chủhọc phí của họ có tính đến công bằng xã hội cho nhóm yếu thế. Mỹ cũng là một đấtnước đáng tham khảo về tự chủ học phí, nhưng do tính chất phức tạp về hành chính –50 bang có cách quản lí đại học riêng, nên có lẽ Mỹ sẽ phù hợp hơn với một tham luậndài hoặc một nghiên cứu sâu. Do tham luận này chỉ dựa trên cơ sở hai quốc giaphương Tây có lịch sử văn hóa và chính trị liên quan với nhau, nên chúng tôi kêu gọithêm nhiều góc nhìn tham luận khác, và đặc biệt là những nghiên cứu diện rộng. 2. Cơ sở tự chủ học phí: Tính mục đích, giá trị, chất lượng và thị trường Kết quả khảo sát học phí của UBVHGD có chỉ r ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công bằng xã hội Giáo dục đại học Chất lượng giáo dục đại học Học phí giáo dục đại học Giáo dục Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 227 0 0 -
10 trang 225 1 0
-
171 trang 225 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
200 trang 200 0 0
-
7 trang 194 0 0
-
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 189 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 180 1 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 157 0 0